Kinh doanh xăng dầu không đăng ký bị xử phạt như thế nào? Để mở đại lý bán lẻ xăng dầu thì cần phải đáp ứng các điều kiện nào?
Kinh doanh xăng dầu không đăng ký bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 20. Hành vi vi phạm khác về điều kiện kinh doanh xăng dầu
...
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh xăng dầu mà không có Giấy phép kinh doanh xăng dầu theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 27 Nghị định này;
b) Kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực;
c) Sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu của thương nhân khác để kinh doanh xăng dầu;
d) Kinh doanh xăng dầu không đúng nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp."
Tại khoản 7 Điều 20 Nghị định 99/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
"7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.”
Ngoài ra căn cứ tại Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định:
"Điều 5. Quy định về mức phạt tiền
Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức."
Như vậy, căn cứ theo quy định trên mức phạt đối với trường hợp kinh doanh xăng dầu mà không có Giấy phép kinh doanh xăng dầu thì bị xử phạt hành chính là từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức. Đối với cá nhân vi phạm thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức tức là từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Kinh doanh xăng dầu
Để mở đại lý bán lẻ xăng dầu đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 83/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định:
"Điều 19. Điều kiện đối với đại lý bán lẻ xăng dầu
Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là đại lý):
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
2. Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành."
Trình tự thủ tục xin cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu được tiến hành như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 20 Nghị định 83/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Điều 20. Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu
...
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu.
a) Đối với trường hợp cấp mới, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu theo Mẫu số 9 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao giấy tờ chứng minh đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định này;
- Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh;
- Bản gốc văn bản xác nhận của thương nhân cung cấp xăng dầu cho đại lý có thời hạn tối thiểu một (01) năm, trong đó ghi rõ chủng loại xăng dầu."
Bước 2: Tiến hành theo các thủ tục quy định khoản 5 Điều 20 Nghị định 83/2014/NĐ-CP như sau:
"Điều 20. Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu
...
5. Trình tự cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu
a) Thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền.
b) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, cơ quan có thẩm quyền có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
c) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu theo Mẫu số 10 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy xác nhận do không đủ điều kiện, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?