Kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi sẽ do ai đảm bảo?
Có các tiêu chí nào dùng để xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 43/2015/NĐ-CP thì căn cứ vào 04 tiêu chí sau để xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước:
- Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước.
- Đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường, sinh thái; diễn biến lòng dẫn, bờ sông, suối, kênh, rạch.
- Hiện trạng sử dụng đất, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực ven nguồn nước.
- Các quy định cụ thể về phạm vi tối thiểu của hành lang bảo vệ nguồn nước tại Điều 9 Nghị định 43/2015/NĐ-CP, Điều 10 Nghị định 43/2015/NĐ-CP và Điều 11 Nghị định 43/2015/NĐ-CP.
Kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi sẽ do ai đảm bảo? (Hình từ Internet)
Kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi sẽ do ai đảm bảo?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 43/2015/NĐ-CP có quy định:
Kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi do chủ hồ hoặc tổ chức quản lý hồ chứa đảm bảo.
2. Kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác do ngân sách nhà nước đảm bảo, bao gồm ngân sách địa phương, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và được bổ sung từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
3. Đối với các địa phương có cân đối ngân sách về Trung ương thì ngân sách địa phương tự cân đối thực hiện.
4. Hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát, tổng hợp kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước do các địa phương đề nghị hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách.
Theo đó đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi thì kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước sẽ do chủ hồ hoặc tổ chức quản lý hồ chứa đảm bảo.
Việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi được thực hiện ra sao?
Theo Điều 12 Nghị định 43/2013/NĐ-CP thì việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi được thực hiện như sau:
(1) Việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước phải được thực hiện đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi có dung tích từ một triệu mét khối (1.000.000 m3) trở lên.
(2) Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa. Phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện, thủy lợi phải có các nội dung chính sau đây:
- Thông số cơ bản của hồ chứa;
- Hiện trạng quản lý, sử dụng đất quanh hồ chứa;
- Xác định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ hồ chứa trên sơ đồ mặt bằng;
- Tọa độ, địa danh hành chính của các mốc giới, khoảng cách của các mốc giới trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 đến 1/2.000;
- Phương án huy động nhân lực, vật tư, vật liệu, thi công, giải phóng mặt bằng trên thực địa;
- Tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc giới, kinh phí thực hiện.
(3) Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện và hồ chứa thủy lợi quy định như sau:
Bước 1: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án cắm mốc giới của tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra phương án.
Trường hợp chưa đạt yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa để bổ sung hoàn thiện.
Bước 2: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án đạt yêu cầu, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lấy ý kiến của Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa, các cơ quan, đơn vị có liên quan;
Nếu cần thiết thì trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp ý kiến và gửi tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa để hoàn thiện. Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa có trách nhiệm tiếp thu, giải trình các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp đủ điều kiện, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc.
Bước 3: Căn cứ phương án cắm mốc giới đã được phê duyệt, tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa; bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa để quản lý, bảo vệ.
(4) Về thời hạn hoàn thành việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các hồ chứa thủy điện, thủy lợi quy định như sau:
- Đối với hồ chứa đang xây dựng, chưa đưa vào vận hành, việc bàn giao mốc giới phải hoàn thành trước khi thực hiện việc tích nước hồ chứa;
- Đối với các hồ chứa đang hoạt động mà chưa thực hiện việc bàn giao mốc giới theo quy định tại Nghị định 112/2008/NĐ-CP thì phải hoàn thành việc bàn giao mốc giới trong thời hạn không quá hai (02) năm đối với hồ chứa thủy điện, năm (05) năm đối với hồ chứa thủy lợi kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?