Kinh phí để khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân gây sự cố được lấy từ đâu?
- Việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước được thực hiện như thế nào?
- Kế hoạch phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt do cơ quan nào xây dựng và thực hiện dựa trên yếu tố nào?
- Kinh phí để khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân gây sự cố được lấy từ đâu?
Việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 27 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định như sau:
Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt
1. Việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước được thực hiện như sau:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ra sự cố ô nhiễm nguồn nước có trách nhiệm xây dựng phương án, trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết và thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do mình gây ra;
b) Trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương có trách nhiệm xác định rõ nguyên nhân, tổ chức, cá nhân gây ra sự cố; phối hợp giảm thiểu tác hại do sự cố gây ra; giám sát, đánh giá mức độ suy giảm chất lượng nước, thiệt hại do sự cố gây ra để yêu cầu đối tượng gây ra sự cố bồi thường thiệt hại;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự cố ô nhiễm nguồn nước có trách nhiệm chủ động tiến hành các biện pháp ngăn chặn, hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm, xử lý, giảm thiểu ô nhiễm thuộc phạm vi quản lý, phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan trong quá trình ngăn chặn, xử lý sự cố và báo cáo kịp thời với Bộ Tài nguyên và Môi trường;
d) Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố ô nhiễm nguồn nước, ngoài việc bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật còn có trách nhiệm khắc phục hậu quả ô nhiễm, suy thoái nguồn nước trước mắt, cải thiện, phục hồi chất lượng nước về lâu dài và bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
2. Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm đối với nguồn nước liên quốc gia được thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân các cấp nơi có nguồn nước liên quốc gia có trách nhiệm theo dõi, phát hiện sự cố ô nhiễm trên địa bàn; trường hợp xảy ra sự cố thì phải chủ động tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn, hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm; xử lý, giảm thiểu ô nhiễm thuộc phạm vi quản lý và báo cáo Ủy ban nhân cấp tỉnh để tổ chức chỉ đạo xử lý và báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan tại quốc gia xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia để tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn và khắc phục hậu quả phù hợp với pháp luật quốc tế và các điều ước quốc tế liên quan.
3. Việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
...
Theo đó, việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước được thực hiện như sau:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ra sự cố ô nhiễm nguồn nước có trách nhiệm xây dựng phương án, trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết và thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do mình gây ra;
- Trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương có trách nhiệm xác định rõ nguyên nhân, tổ chức, cá nhân gây ra sự cố; phối hợp giảm thiểu tác hại do sự cố gây ra; giám sát, đánh giá mức độ suy giảm chất lượng nước, thiệt hại do sự cố gây ra để yêu cầu đối tượng gây ra sự cố bồi thường thiệt hại;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự cố ô nhiễm nguồn nước có trách nhiệm chủ động tiến hành các biện pháp ngăn chặn, hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm, xử lý, giảm thiểu ô nhiễm thuộc phạm vi quản lý, phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan trong quá trình ngăn chặn, xử lý sự cố và báo cáo kịp thời với Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố ô nhiễm nguồn nước, ngoài việc bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật còn có trách nhiệm khắc phục hậu quả ô nhiễm, suy thoái nguồn nước trước mắt, cải thiện, phục hồi chất lượng nước về lâu dài và bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Kinh phí để khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân gây sự cố được lấy từ đâu? (hình từ Internet)
Kế hoạch phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt do cơ quan nào xây dựng và thực hiện dựa trên yếu tố nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 27 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định như sau:
Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt
...
4. Phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt được thực hiện như sau:
a) Các nguồn nước phải được phân loại theo mức độ, phạm vi ô nhiễm, cạn kiệt và lập thứ tự ưu tiên để có kế hoạch phục hồi;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi nguồn nước nội tỉnh.
...
Theo đó, kế hoạch phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt do cơ quan nào xây dựng và thực hiện dựa trên mức độ, phạm vi ô nhiễm, cạn kiệt và thứ tự ưu tiên phục hồi
Kinh phí để khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân gây sự cố được lấy từ đâu?
Theo khoản 5 Điều 27 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định như sau:
Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt
...
5. Kinh phí để khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân gây sự cố và kinh phí phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt theo kế hoạch quy định tại điểm b khoản 4 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Chiếu theo quy định này, kinh phí để khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân gây sự cố được sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?
- Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở? Ban chấp hành công đoàn cơ sở có tối đa bao nhiêu ủy viên?
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?