Kinh phí duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo được lấy từ những nguồn nào?
- Cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo hoạt động bao nhiêu giờ trong ngày?
- Cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo tại Trung ương có cần lưu trữ thành một bản dữ liệu dự phòng không?
- Kinh phí duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo được lấy từ những nguồn nào?
Cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo hoạt động bao nhiêu giờ trong ngày?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 11/2019/TT-BLĐTBXH quy định về việc bảo trì, bảo dưỡng và nâng cấp cơ sở dữ liệu như sau:
Bảo trì, bảo dưỡng và nâng cấp cơ sở dữ liệu
1. Cơ sở dữ liệu được theo dõi, giám sát nhằm bảo đảm hoạt động liên tục 24 giờ/ngày, các ngày trong năm và thường xuyên được bảo trì, bảo dưỡng.
2. Phần mềm cơ sở dữ liệu được nâng cấp kịp thời, phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Bộ, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và nhu cầu quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu của các tổ chức và cá nhân liên quan.
Như vậy, theo quy định thì cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo được đảm bảo hoạt động liên tục 24 giờ/ngày và các ngày trong năm.
Cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo hoạt động bao nhiêu giờ trong ngày? (Hình từ Internet)
Cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo tại Trung ương có cần lưu trữ thành một bản dữ liệu dự phòng không?
Căn cứ khoản 6 Điều 7 Thông tư 11/2019/TT-BLĐTBXH quy định về an toàn thông tin như sau:
An toàn thông tin
1. Hệ thống cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo được bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng được cấp tài khoản đăng nhập, mật khẩu, quyền hạn truy cập hệ thống; bảo đảm an ninh, an toàn và có trách nhiệm bảo mật mật khẩu truy cập, bảo quản các trang thiết bị và sử dụng đúng quyền hạn được xác lập trên hệ thống. Tên truy cập, mật khẩu là căn cứ để xác định trách nhiệm của từng người sử dụng trong việc thực hiện các chức năng của hệ thống.
2. Cán bộ quản trị thực hiện phân quyền truy cập của tổ chức và cá nhân vào cơ sở dữ liệu.
3. Máy chủ do Trung tâm Thông tin, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và chịu trách nhiệm vận hành.
4. Máy chủ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và chịu trách nhiệm vận hành.
5. Các máy chủ, máy trạm phải cài đặt phần mềm phòng chống virus, các phần mềm về hệ điều hành, phần mềm về cơ sở dữ liệu phải có bản quyền, thường xuyên cập nhật để bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống.
6. Dữ liệu được cập nhật thường xuyên, cuối mỗi tháng cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo tại Trung ương phải được lưu trữ thành một bản dữ liệu dự phòng. Bản dự phòng này có thể khôi phục được trong trường hợp có sự cố hỏng hóc thiết bị. Cuối mỗi năm cơ sở dữ liệu phải được sao lưu thành một bản để làm dữ liệu hàng năm.
7. Dữ liệu dự phòng phải bảo đảm được lưu trên thiết bị lưu trữ thống nhất, bảo mật và an toàn.
8. Đơn vị quản lý cơ sở dữ liệu có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn các đơn vị liên quan trong việc phân quyền, sao lưu dữ liệu dự phòng và lưu trữ cơ sở dữ liệu bảo đảm thống nhất, bảo mật và an toàn.
9. Nghiêm cấm mọi hành vi làm sai lệch thông tin cơ sở dữ liệu, tự ý sửa chữa phần mềm cơ sở dữ liệu hoặc khai thác, sử dụng thông tin vào các mục đích cá nhân, không theo quy định.
Như vậy, theo quy định thì cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo tại Trung ương phải được lưu trữ thành một bản dữ liệu dự phòng.
Bản dự phòng này có thể khôi phục được trong trường hợp có sự cố hỏng hóc thiết bị.
Kinh phí duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo được lấy từ những nguồn nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 11/2019/TT-BLĐTBXH quy định về kinh phí thực hiện như sau:
Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện quản lý, tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo, tập huấn cán bộ; duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành; nguồn huy động, tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì kinh phí duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và giảm nghèo được lấy từ những nguồn sau đây:
(1) Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành;
(2) Nguồn huy động, tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
(4) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?