Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi được lấy từ những nguồn nào?
- Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi được lấy từ những nguồn nào?
- Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Trường hợp thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi không tham dự cuộc họp của Ban Chỉ đạo thì phải ủy quyền cho ai?
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi được lấy từ những nguồn nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Quyết định 216/QĐ-TTg năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo như sau:
Tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo:
1. Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo, quyết định việc thành lập Tổ, Nhóm công tác khi cần thiết phục vụ cho hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, có nhiệm vụ bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo.
3. Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Phó Trưởng ban sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các Ủy viên Ban Chỉ đạo ký các văn bản theo nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền và sử dụng con dấu của cơ quan mình.
4. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Như vậy, theo quy định thì kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi được lấy từ những nguồn nào? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi ban hành kèm theo Quyết định 73/QĐ-BCĐODA năm 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo:
a) Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo;
b) Lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo;
c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo;
d) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban Chỉ đạo;
đ) Ký các quyết định, văn bản của Ban Chỉ đạo quy định tại Khoản 2 Điều 3;
e) Quyết định về việc thay đổi, bổ sung, kiện toàn các thành viên Ban Chỉ đạo theo đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan liên quan;
g) Quyết định thành lập Tổ, Nhóm công tác khi cần thiết;
h) Trong trường hợp cần thiết, ủy quyền cho Phó Trưởng ban giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Trưởng ban:
Phó Trưởng ban chỉ đạo chịu trách nhiệm giải quyết các công việc của Ban Chỉ đạo khi Trưởng ban đi công tác hoặc khi được Trưởng ban ủy quyền.
...
Như vậy, theo quy định thì Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo;
(2) Lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo;
(3) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo;
(4) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban Chỉ đạo;
(5) Ký các quyết định, văn bản của Ban Chỉ đạo;
(6) Quyết định về việc thay đổi, bổ sung, kiện toàn các thành viên Ban Chỉ đạo theo đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan liên quan;
(7) Quyết định thành lập Tổ, Nhóm công tác khi cần thiết;
(8 Trong trường hợp cần thiết, ủy quyền cho Phó Trưởng ban giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.
Trường hợp thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi không tham dự cuộc họp của Ban Chỉ đạo thì phải ủy quyền cho ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi ban hành kèm theo Quyết định 73/QĐ-BCĐODA năm 2013 quy định về chế độ hoạt động của Ban Chỉ đạo như sau:
Chế độ hoạt động của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo họp định kỳ 03 tháng một lần và họp bất thường khi cần tlniết theo quyết định của Trưởng ban. Bên cạnh việc họp trực tiếp để thảo luận, Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo có thể lấy ý kiến tham gia của các thành viên bằng văn bản. Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo quyết định tổ chức kiểm tra đột xuất tại hiện trường khi cần thiết hoặc theo đề nghị của thành viên Ban Chỉ đạo.
2. Trường hợp không tham dự cuộc họp của Ban Chỉ đạo (hoặc Thường trực Ban Chỉ đạo), thành viên Ban Chỉ đạo (hoặc thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo) ủy quyền cho một công chức cấp Vụ có trách nhiệm dự họp và phải chịu trách nhiệm về ý kiến của người được ủy quyền.
3. Ban Chỉ đạo ưu tiên sử dụng phương thức thảo luận và trao đổi thông tin, gửi tài liệu và họp qua mạng internet giữa các thành viên Ban Chỉ đạo, các thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo và với Tổ công tác liên ngành.
4. Trưởng ban (hoặc Phó Trưởng ban được ủy quyền) là người chủ trì và kết luận tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định, trường hợp không tham dự cuộc họp của Ban Chỉ đạo thì thành viên Ban Chỉ đạo phải ủy quyền cho một công chức cấp Vụ có trách nhiệm dự họp và phải chịu trách nhiệm về ý kiến của người được ủy quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?
- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng theo Luật Đất đai mới nhất?
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?