Kinh phí hoạt động của Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương được bố trí từ những nguồn nào?
- Kinh phí hoạt động của Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương được bố trí từ những nguồn nào?
- Cục trưởng Cục Quản lý thị trường do ai có thẩm quyền bổ nhiệm?
- Cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ gì trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm hành chính?
Kinh phí hoạt động của Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương được bố trí từ những nguồn nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 907/QĐ-BCT năm 2013 quy định về vị trí và chức năng của Cục Quản lý thị trường như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Quản lý thị trường là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật ở thị trường trong nước.
2. Cục Quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Cục Quản lý thị trường có tên giao dịch bằng tiếng Anh: Market Surveillance Agency.
Tên viết tắt: MSA.
Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, kinh phí hoạt động của Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Kinh phí hoạt động của Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương được bố trí từ những nguồn nào? (Hình từ Internet)
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường do ai có thẩm quyền bổ nhiệm?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quyết định 907/QĐ-BCT năm 2013 quy định về lãnh đạo Cục Quản lý thị trường như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Quản lý thị trường có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
3. Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục theo phân cấp quản lý của Bộ.
4. Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ cấp phòng hoặc tương đương thuộc Cục.
5. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Như vậy, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ gì trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm hành chính?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Quyết định 907/QĐ-BCT năm 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý thị trường như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
a) Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng quản lý thị trường địa phương trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp và các lĩnh vực khác ở thị trường trong nước và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Trực tiếp kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan, các lực lượng chức năng ở trung ương, địa phương để kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật ở thị trường trong nước;
c) Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm quy định về chất lượng hàng công nghiệp lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật;
d) Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm và các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác trái quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thương mại, thanh tra an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
7. Giúp Bộ trưởng chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước ở các ngành, các cấp có chức năng quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép; làm nhiệm vụ cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trung ương.
...
Như vậy, nhiệm vụ của Cục Quản lý thị trường trong việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
(1) Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng quản lý thị trường địa phương trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp và các lĩnh vực khác ở thị trường trong nước và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
(2) Trực tiếp kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan, các lực lượng chức năng ở trung ương, địa phương để kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật ở thị trường trong nước;
(3) Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm quy định về chất lượng hàng công nghiệp lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật;
(4) Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng;
Chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm và các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác trái quy định của pháp luật;
(5) Thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thương mại, thanh tra an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?