Kinh phí quản lý hành chính về chi khám sức khỏe định kỳ hàng năm trong cơ quan Nhà nước được quy định ra sao?
Kinh phí quản lý hành chính về chi khám sức khỏe định kỳ hàng năm trong cơ quan Nhà nước được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định như sau:
“7. Sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được:
a) Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm.
- Các hoạt động nghiệp vụ đặc thù; kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên giao thực hiện chế độ tự chủ, đã thực hiện xong đầy đủ nhiệm vụ, khối lượng theo dự toán được duyệt, bảo đảm chất lượng thì kinh phí chưa sử dụng hết là khoản kinh phí tiết kiệm.
- Các hoạt động nghiệp vụ đặc thù; kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên đã giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ nếu không thực hiện nhiệm vụ đã giao, không thực hiện đầy đủ số lượng, khối lượng công việc, hoặc thực hiện không bảo đảm chất lượng thì không được xác định là kinh phí tiết kiệm và phải nộp trả ngân sách nhà nước phần kinh phí không thực hiện; trường hợp nếu được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện (bao gồm cả trường hợp công việc đang thực hiện dở dang) thì được chuyển số dư kinh phí sang năm sau để tiếp tục thực hiện công việc đó và được phân bổ vào kinh phí giao tự chủ của năm sau; đối với công việc đã thực hiện một phần thì được quyết toán phần kinh phí đã triển khai theo quy định.
b) Kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung sau:
- Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động;
- Chi khen thưởng: Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành của Luật Thi đua khen thưởng;
- Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể: Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể; hỗ trợ các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm (kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam, ngày thương binh liệt sỹ, ngày quân đội nhân dân...), trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất; trợ cấp ăn trưa, chi đồng phục cho cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan; trợ cấp hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm đau; trợ cấp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; hỗ trợ cho cán bộ, công chức và người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế; chi khám sức khỏe định kỳ, thuốc y tế trong cơ quan; chi xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi;"
Theo đó, sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được để chi cho các việc như quy định trên, trong đó có chi cho khám sức khỏe định kỳ cho công chức, viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước.
Kinh phí quản lý hành chính
Nguồn kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định như sau:
"Điều 3. Quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính
1. Nguồn kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ:
Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp.
b) Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định.
c) Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
..."
Theo đó, kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn như quy định trên.
Kinh phí quản lý hành chính nào được giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ?
Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định như sau:
"Điều 4. Kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ
Ngoài kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này, hàng năm cơ quan thực hiện chế độ tự chủ còn được ngân sách Nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao, gồm:
1. Chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định, gồm:
a) Kinh phí mua xe ô tô phục vụ công tác.
b) Kinh phí sửa chữa lớn trụ sở, mua sắm tài sản cố định có giá trị lớn mà kinh phí thường xuyên không đáp ứng được và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo kế hoạch.
c) Kinh phí thực hiện đề án cấp trang thiết bị và phương tiện làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
2. Chi đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế, vốn đối ứng các dự án theo hiệp định (nếu có).
3. Chi thực hiện các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao:
a) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao sau thời điểm cơ quan đã được giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ.
b) Kinh phí bố trí để thực hiện các nhiệm vụ đặc thù như: Kinh phí hỗ trợ, bồi dưỡng, phụ cấp cho tổ chức, cá nhân ngoài cơ quan đã có chế độ của Nhà nước quy định.
c) Kinh phí tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế được bố trí kinh phí riêng; kinh phí thực hiện các Đề án, Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chi thực hiện các nhiệm vụ đặc thù đến thời điểm lập dự toán chưa xác định được khối lượng công việc, chưa có tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định của cơ quan có thẩm quyền.
5. Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế.
6. Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
7. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
8. Kinh phí nghiên cứu khoa học, kinh phí sự nghiệp kinh tế, kinh phí sự nghiệp môi trường, kinh phí sự nghiệp khác theo quy định từng lĩnh vực (nếu có), kinh phí sự nghiệp bảo đảm xã hội, kinh phí thực hiện các nội dung không thường xuyên khác.
9. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án được duyệt.
Việc phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản kinh phí và vốn đầu tư xây dựng cơ bản được giao nêu trên thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.'
Như vậy, theo quy định trên là các kinh phí quản lý hành chính giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ.
Thông tin đến bạn đọc tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?