Kinh phí thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu đến từ các nguồn nào?
- Kinh phí thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu đến từ các nguồn nào?
- Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam thuộc chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu đúng không?
- Cơ quan là đầu mối Điều phối Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu do Thủ tướng Chính phủ quyết định?
Kinh phí thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu đến từ các nguồn nào?
Kinh phí thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu đến từ các nguồn được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2018/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc, quy định chung đối với Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu
1. Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu là các hoạt động xúc tiến thương mại đặc thù thực hiện theo các tiêu chí:
a) Hỗ trợ xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp và ngành hàng, thúc đẩy phát triển ngoại thương;
b) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược ngoại thương theo từng thời kỳ;
c) Được Nhà nước thực hiện trong dài hạn, trên phạm vi toàn quốc và tại nước ngoài;
d) Trong khuôn khổ các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Kinh phí thực hiện các Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm;
b) Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;
c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí thực hiện các Chương trình từ nguồn ngân sách nhà nước được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan chủ trì.
4. Biểu trưng và các hình thức thể hiện khác của biểu trưng trong khuôn khổ các Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu được bảo vệ theo luật pháp Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu đến từ các nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước cấp hàng năm;
- Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;
- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Kinh phí thực hiện Chương trình từ nguồn ngân sách nhà nước được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan chủ trì.
Kinh phí thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu đến từ các nguồn nào? (Hình từ Internet)
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam thuộc chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu đúng không?
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam thuộc chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu đúng không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2018/NĐ-CP như sau:
Các Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu
1. Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
2. Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam.
3. Các Chương trình khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là một trong các chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu.
Cơ quan là đầu mối Điều phối Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu do Thủ tướng Chính phủ quyết định?
Cơ quan là đầu mối Điều phối Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu do Thủ tướng Chính phủ quyết định, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 28/2018/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm thi hành của các tổ chức liên quan
1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Điều phối các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương tại Việt Nam và nước ngoài;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình cấp quốc gia về thương hiệu và quản lý nhà nước đối với Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài;
c) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí cho Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương, trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
d) Phê duyệt đề án trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và kinh phí được hỗ trợ;
đ) Đầu mối Điều phối các Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn việc lập dự toán, phân bổ, sử dụng và thanh quyết toán các Khoản kinh phí hỗ trợ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, các Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Công Thương là đầu mối Điều phối Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy? Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản vĩnh viễn đúng không?
- Công ty thông tin tín dụng thành lập thì tên công ty có cần phải thêm cụm từ thông tin tín dụng không?
- Ép buộc người lao động làm việc có được xem là cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Lao động?
- Xây dựng bảng giá đất đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất như thế nào?