Kinh phí thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được bố trí thế nào?

Kinh phí thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được bố trí thế nào? Việc hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là trách nhiệm của cơ quan nào? Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thế nào trong việc đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật? Câu hỏi của chị Nhung (Tây Ninh).

Kinh phí thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được bố trí thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 25/2021/QĐ-TTg có quy định về kinh phí thực hiện như sau:

Kinh phí thực hiện
1. kinh phí thực hiện Quyết định này được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tập trung bố trí kinh phí hỗ trợ xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã thuộc các huyện nghèo trong triển khai thực hiện Quyết định này từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp hỗ trợ các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Theo đó thì kinh phí thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.

Ngoài ra còn khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp hỗ trợ các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Hình từ Internet)

Việc hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là trách nhiệm của cơ quan nào?

Theo khoản 1 Điều 6 Quyết định 25/2021/QĐ-TTg có nêu như sau:

Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
1. Bộ Tư pháp
a) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định này trong phạm vi cả nước; hàng năm, tổng hợp kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi, kiểm tra, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, chỉ đạo xử lý vi phạm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương theo thẩm quyền trong việc thực hiện Quyết định này;
c) Căn cứ điều kiện thực tế và kết quả xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong phạm vi cả nước, lựa chọn địa phương để tổ chức thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân về hiệu quả xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
d) Xây dựng tài liệu, tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng, quản lý, vận hành phần mềm đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong phạm vi cả nước;
đ) Sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
...

Như vậy Bộ Tư pháp sẽ là cơ quan có trách nhiệm tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thế nào trong việc đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Quyết định 25/2021/QĐ-TTg có quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật như sau:

- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quyết định 25/2021/QĐ-TTg tại địa phương; phân công cơ quan chuyên môn làm đầu mối theo dõi, tham mưu thực hiện; bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;

- Căn cứ kết quả thực tế của việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm, chỉ đạo các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;

- Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hoặc việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật không đúng quy định pháp luật;

- Sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương;

- Hàng năm, tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp về kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, các giải pháp bảo đảm tính thực chất, nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kinh phí thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được bố trí thế nào?
Pháp luật
Xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải có số điểm đánh giá tối thiểu theo từng tiêu chí là bao nhiêu?
Pháp luật
Xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thì công chức, viên chức trong xã phải đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Một xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải đạt bao nhiêu điểm đánh giá? Chấm điểm dựa trên các tiêu chí gì?
Pháp luật
Xét công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo bao nhiêu tiêu chí? Thủ tục đánh giá, công nhận thế nào?
Pháp luật
Quy trình đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải trải qua bao nhiêu giai đoạn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
2,423 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào