Kinh phí thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số được bố trí từ những nguồn nào?
- Cơ quan công tác dân tộc ở địa phương phải giới thiệu bao nhiêu cộng tác viên trợ giúp pháp lý để tư vấn pháp luật cho người dân tộc thiểu số?
- Cơ quan công tác dân tộc ở địa phương có trách nhiệm gì nếu phát hiện người dân tộc thiểu số có nhu cầu trợ giúp pháp lý?
- Kinh phí thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số được bố trí từ những nguồn nào?
Cơ quan công tác dân tộc ở địa phương phải giới thiệu bao nhiêu cộng tác viên trợ giúp pháp lý để tư vấn pháp luật cho người dân tộc thiểu số?
Việc giới thiệu cộng tác viên trợ giúp pháp lý được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau:
Phát triển đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý ở cơ sở
1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm củng cố, phát triển đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số. Chú trọng cộng tác viên là người dân tộc thiểu số hoặc biết tiếng dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng (thành viên Tổ hòa giải, thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ, đại diện tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cơ sở).
2. Cơ quan công tác dân tộc ở địa phương có trách nhiệm giới thiệu ít nhất 01 công chức có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý để tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý.
Như vậy, theo quy định, cơ quan công tác dân tộc ở địa phương có trách nhiệm giới thiệu ít nhất 01 công chức có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý để tư vấn pháp luật cho người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Cơ quan công tác dân tộc ở địa phương phải giới thiệu bao nhiêu cộng tác viên trợ giúp pháp lý để tư vấn pháp luật cho người dân tộc thiểu số? (Hình từ Internet)
Cơ quan công tác dân tộc ở địa phương có trách nhiệm gì nếu phát hiện người dân tộc thiểu số có nhu cầu trợ giúp pháp lý?
Trường hợp người dân tộc thiểu số có nhu cầu trợ giúp pháp lý được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau:
Trách nhiệm của Cơ quan công tác dân tộc ở địa phương
1. Cơ quan công tác dân tộc ở địa phương trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nếu phát hiện người dân tộc thiểu số thuộc diện được trợ giúp pháp lý và có nhu cầu trợ giúp pháp lý thì hướng dẫn họ hoặc người đại diện hợp pháp về các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý, địa chỉ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương để được hưởng trợ giúp pháp lý.
2. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan, người có thẩm quyền trong Cơ quan công tác dân tộc ở địa phương kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho Trung tâm, Chi nhánh và các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác biết.
3. Cơ quan công tác dân tộc ở địa phương được yêu cầu phối hợp có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý tại địa điểm tiếp dân ở trụ sở cơ quan mình;
b) Đặt Hộp tin trợ giúp pháp lý để cấp phát miễn phí tờ gấp pháp luật, mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và các tài liệu pháp luật có liên quan về trợ giúp pháp lý tại các địa điểm tiếp dân của cơ quan mình để người có thể tiếp cận khi cần;
c) Chủ động yêu cầu Trung tâm, Chi nhánh để phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông và hướng dẫn về trợ giúp pháp lý.
Như vậy, theo quy định, trường hợp phát hiện người dân tộc thiểu số thuộc diện được trợ giúp pháp lý và có nhu cầu trợ giúp pháp lý thì cơ quan công tác dân tộc ở địa phương có trách nhiệm hướng dẫn họ hoặc người đại diện hợp pháp về:
- Các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý,
- Địa chỉ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý,
- Danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương để được hưởng trợ giúp pháp lý.
Kinh phí thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số được bố trí từ những nguồn nào?
Kinh phí thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau:
Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số được bố trí từ ngân sách nhà nước, các Chương trình giảm nghèo, Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam, các Dự án hợp tác quốc tế và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số được dự toán chung trong ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Như vậy, theo quy định, kinh phí thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số được bố trí từ:
- Ngân sách nhà nước;
- Các Chương trình giảm nghèo;
- Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam;
- Các Dự án hợp tác quốc tế;
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?