Ký giấy kết hôn bằng bút chì có được không? Một người ký vào giấy kết hôn có được không và trong giấy kết hôn ghi những thông tin nào?
Ký giấy kết hôn bằng bút chì có được không?
Hiện tại, không có quy định nào quy định việc nam nữ khi đăng ký kết hôn phải ký giấy kết hôn bằng loại bút nào, tuy nhiên, thông thường khi các cơ quan, tổ chức ký ban hành văn bản giấy, bút có mực màu xanh và không dễ phai màu sẽ được sử dụng để ký văn bản (khoản 6 Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP).
Theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định và việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nghiêm cấm hành vi kết hôn giả tạo, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn.
Do đó, khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, hai bên cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và theo sự chỉ dẫn của cơ quan đăng ký hộ tịch. Việc ký giấy kết hôn bằng màu mực không đúng quy định theo sự chỉ dẫn của cơ quan đăng ký hộ tịch có thể sẽ làm văn bản bị vô hiệu.
Ký giấy kết hôn bằng bút chì có được không? Một người ký vào giấy kết hôn có được không và trong giấy kết hôn ghi những thông tin nào? (Hình từ Internet)
Một người ký vào giấy kết hôn có được không và trong giấy kết hôn ghi những thông tin nào?
Căn cứ quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:
a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.
Và căn cứ quy định tại Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Thủ tục đăng ký kết hôn
1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Đối chiếu với các quy định trên, hai bên nam, nữ phải cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn khi thực hiện thủ tục kết hôn.
Theo đó, giấy kết hôn (Giấy chứng nhận kết hôn) có các thông tin sau đây:
- Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
- Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.
Nhà nước quy định việc xử lý việc kết hôn trái pháp luật như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc xử lý việc kết hôn trái pháp luật được quy định như sau:
(1) Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và pháp luật về tố tụng dân sự.
(2) Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
(3) Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
(4) Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
Bên cạnh đó, hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
- Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
- Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?