Ký hiệu quốc tế của tiền Việt Nam là ký hiệu nào? 2 tờ tiền Việt Nam có thể bị trùng số seri với nhau hay không?
Ký hiệu quốc tế của tiền Việt Nam là ký hiệu nào?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, thì đơn vị tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Đồng", ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND", một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu.
Như vậy, ký hiệu quốc tế của tiền Việt Nam ký hiệu quốc tế là "VND".
Ký hiệu quốc tế của tiền Việt Nam là ký hiệu nào? 2 tờ tiền Việt Nam có thể bị trùng số seri với nhau hay không? (Hình từ Internet)
2 tờ tiền Việt Nam có thể bị trùng số seri với nhau hay không?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-NHNN như sau:
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vần seri là phần chữ được ghép bởi 2 trong số 26 chữ cái (gồm: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z). Vần seri bao gồm vần chính và vần phụ.
2. Vần chính là vần seri sử dụng để in trên các tờ tiền theo số lượng, cơ cấu tiền in hàng năm.
3. Vần phụ là vần seri sử dụng để in trên các tờ tiền thay thế những tờ tiền in hỏng.
4. Seri gồm vần seri và dãy số tự nhiên với số lượng chữ số theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
5. Ký hiệu là các yếu tố ghi trên niêm phong bao, gói, bó tiền mới in hoặc quy cách đóng gói khác do Ngân hàng Nhà nước quy định. Ký hiệu gồm cơ sở in, đúc tiền; loại tiền; vần seri; số thứ tự bao; năm sản xuất; tên hoặc số hiệu của người đóng gói và yếu tố khác theo quy trình tổ chức sản xuất của cơ sở in, đúc tiền.
6. Tiền mới in là tiền nguyên niêm phong của cơ sở in, đúc tiền theo quy cách đóng gói do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Theo quy định, số seri tiền sẽ gồm vần seri và dãy số tự nhiên với số lượng chữ số theo quy định.
Trong đó, vần seri được ghép bởi 2 trong số 26 chữ gồm: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z. Vần seri bao gồm vần chính và vần phụ.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-NHNN thì nguyên tắc in, quản lý seri trong quá trình in tiền của cơ sở in, đúc tiền như sau:
Nguyên tắc in, quản lý seri trong quá trình in tiền của cơ sở in, đúc tiền
1. Nguyên tắc in seri trong quá trình in tiền
a) Đối với các loại tiền Ngân hàng Nhà nước công bố phát hành trước năm 2003, seri gồm vần seri và dãy số tự nhiên gồm 07 chữ số in từ 0000001 trở đi;
b) Đối với các loại tiền Ngân hàng Nhà nước công bố phát hành từ năm 2003 trở đi, seri gồm vần seri và dãy số tự nhiên gồm 08 chữ số, trong đó hai chữ số liền kề với vần seri là hai chữ số cuối của năm sản xuất tờ tiền, 06 chữ số tiếp theo là dãy số tự nhiên in từ 000001 trở đi;
c) Mỗi tờ tiền có một seri riêng.
...
Đối chiếu quy định trên thì việc in seri trong quá trình in tiền được thực hiện theo nguyên tắc mỗi tờ tiền có một seri riêng.
Như vậy, 2 tờ tiền Việt Nam không thể bị trùng số seri với nhau vì mỗi tờ tiền có một seri riêng. Cho nên, nếu bạn bắt gặp trường hợp xuất hiện 2 tờ tiền Việt Nam có seri y hệt nhau thì bạn cần lưu ý, vì đó có thể là tiền giả.
Phát hiện tiền giả không tố cáo thì bị xử lý thế nào?
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;
+ Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;
+ Bố trí người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả chưa qua tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tiền;
+ Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;
+ Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;
+ Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.
* Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân.
Như vậy, khi phát hiện tiền giả không tố cáo hay báo cáo cho cơ quan chức năng thì có thể bị xử lý bằng hình thức phạt cảnh cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?