Ký hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định 111 có được tăng lương hay không?
- Ký hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định 111 có được tăng lương hay không?
- Đối tượng áp dụng hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định 111 là những ai?
- Cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện nào?
Ký hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định 111 có được tăng lương hay không?
Ký hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định 111 có được tăng lương căn cứ điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định:
Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
...
2. Quyền lợi của người lao động
a) Người lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tiền lương trong hợp đồng lao động áp dụng một trong hai hình thức: Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động hoặc áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trường hợp thỏa thuận áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức thì các loại phụ cấp được hưởng (nếu có) được tính vào tiền lương; chế độ nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương thực hiện như công chức, viên chức;
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.
Từ các quy định trên, đối với hợp đồng lao động làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp thì các bên được quyền thỏa thuận áp dụng 1 trong 2 cơ chế lương sau:
- Cơ chế tiền lương theo thỏa thuận: Trường hợp áp dụng cơ chế tiền lương theo thỏa thuận thì các bên phải tuân thủ pháp luật lao động, lúc này các khoản tiền lương, phụ cấp, chế độ nâng lương thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
- Cơ chế tiền lương theo hệ số như công chức, viên chức: Trường hợp áp dụng tiền lương theo hệ số thì tiền lương, phụ cấp, chế độ nâng lương, nâng bậc của người lao động thực hiện như viên chức, công chức làm việc trong đơn vị ở vị trí tương đương.
Hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định 111 (Hình từ Internet)
Đối tượng áp dụng hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định 111 là những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 111/2022/NĐ-CP có nêu rõ đối tượng áp dụng hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định 111 như sau:
- Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện.
- Đơn vị sự nghiệp công lập.
- Cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ, quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan.
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc, trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành; áp dụng quy định tại Nghị định này theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế, cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và quy định tại Nghị định này.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân ký kết hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động.
Cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện nào?
Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật chuyên ngành;
- Có đủ sức khỏe để làm việc;
- Có lý lịch được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
- Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm;
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng;
- Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và theo tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?