Kỳ kế toán năm có ngày cuối là ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đúng không? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi áp dụng sai quy định kỳ kế toán là bao nhiêu?
Kỳ kế toán năm có ngày cuối là ngày 31 tháng 12 năm dương lịch có đúng không?
Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Kế toán 2015 có quy định kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
b) Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
c) Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
...
Như vậy, theo quy định trên thì kỳ kế toán bắt đầu tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Do đó, kỳ kế toán năm có ngày cuối là ngày 31 tháng 12 năm dương lịch là đúng theo quy định nêu trên.
Kỳ kế toán năm có ngày cuối là ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đúng không? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi áp dụng sai quy định kỳ kế toán là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi áp dụng sai quy định kỳ kế toán là bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 41/2018/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Áp dụng sai quy định về chữ viết; chữ số trong kế toán;
b) Áp dụng sai quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán;
c) Áp dụng sai quy định về kỳ kế toán;
d) Áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
Và, theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; 8; 9; 10; 11; 13; 14; 15; 16; 17; Điều 19; khoản 1, 3 Điều 21; 22; Điều 23; 24; 26; 33; 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61, Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo các quy định được trích dẫn trên thì cá nhân có hành vi vi phạm về kỳ kế toán thì đơn vị kế toán có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng.
Kỳ kế toán năm đầu tiên dài hơn 90 ngày có được gộp sang năm sau làm báo cáo tài chính không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Kế toán 2015 có quy định về kỳ kế toán cụ thể như sau:
Kỳ kế toán
...
4. Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì kỳ kế toán năm đầu tiên dài hơn 90 ngày không được gộp với năm tiếp theo để tính thành một kỳ kế toán năm.
Do vậy, cuối kỳ kế toán phải lập báo cáo tài chính theo quy định tại Điều 29 Luật Kế toán 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?