Ký kết hợp đồng lữ hành nhưng không có điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành bị xử phạt thế nào?
- Ký kết hợp đồng lữ hành nhưng không có điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành ký kết hợp đồng lữ hành nhưng không có điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành ký kết hợp đồng lữ hành nhưng không có điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch là bao lâu?
Ký kết hợp đồng lữ hành nhưng không có điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành bị xử phạt thế nào?
Căn cứ Điều 39 Luật Du lịch 2017 quy định hợp đồng lữ hành như sau:
Hợp đồng lữ hành
1. Hợp đồng lữ hành là sự thỏa thuận việc thực hiện chương trình du lịch giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch.
2. Hợp đồng lữ hành phải được lập thành văn bản.
3. Hợp đồng lữ hành phải có các nội dung sau đây:
a) Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, giá dịch vụ, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch;
b) Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
c) Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng;
d) Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng;
đ) Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch.
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hướng dẫn, cung cấp cho bên nhận đại lý lữ hành thông tin liên quan đến chương trình du lịch;
b) Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch;
c) Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch;
d) Hợp đồng lữ hành thiếu một trong các nội dung theo quy định;
đ) Chương trình du lịch thiếu một trong các nội dung theo quy định;
e) Hợp đồng đại lý lữ hành thiếu một trong các nội dung theo quy định.
...
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành ký kết hợp đồng lữ hành nhưng không có điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành ký kết hợp đồng lữ hành nhưng không có điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch không?
Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 theo thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
...
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành ký kết hợp đồng lữ hành nhưng không có điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 3.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành ký kết hợp đồng lữ hành nhưng không có điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực du lịch
a) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành ký kết hợp đồng lữ hành nhưng không có điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại quy mô hợp tác xã có xét tiêu chí số lượng thành viên chính thức của hợp tác xã không?
- Phần mềm đóng gói là gì? Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm?
- Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
- Đất rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?