Kỷ luật cán bộ là gì? Những việc cán bộ không được làm bao gồm những gì? Cán bộ có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời thì có được miễn trách nhiệm kỷ luật?
Kỷ luật cán bộ là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ
1. Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Bãi nhiệm.
2. Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.
3. Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
4. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Theo đó, cán bộ lãnh đạo khi vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008 và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật như: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.
Như vậy, kỷ luật cán bộ là việc áp dụng 4 hình thức kỷ luật (Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm).
Khi cán bộ lãnh đạo khi vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008 và các quy định khác của pháp luật thì cán bộ bị xem xét kỷ luật theo từng hình thức phù hợp.
Kỷ luật cán bộ là gì? Những việc cán bộ không được làm bao gồm những gì? Cán bộ đã bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời thì có được miễn trách nhiệm kỷ luật? (Hình từ Internet)
Những việc cán bộ không được làm bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật cán bộ, công chức 2008 về những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ như sau:
Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Theo đó, thứ nhất những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ sẽ là:
(1) Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
(2) Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
(3) Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
(4) Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Tiếp theo tại, Điều 19 Luật cán bộ, công chức 2008 về những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước như:
(1) Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
(2) Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
(3) Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.
Đồng thời, tại Điều 20 Luật cán bộ, công chức 2008, về những việc khác cán bộ, công chức không được làm như sau:
- Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Cán bộ có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời thì có được miễn trách nhiệm kỷ luật?
Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức theo Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP gồm:
- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
- Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008.
- Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 khi thi hành công vụ.
- Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời thì sẽ được miễn trách nhiệm kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?