Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì học sinh, sinh viên có được nghỉ học hay không?
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có phải ngày lễ lớn hay không?
Chủ tịch Hồ Chí Minh có tên thật là Nguyễn Sinh Cung nhưng khi đi học lại lấy tên là Nguyết Tất Thành. Người sinh vào ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất vào ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.
Ngày 3/6/1911, Người ra đi ra đi tìm đường cứu nước với cái tên mới Văn Ba trên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin và đến ngày 5/6/1911 Người đã cùng con tàu này rời cảng Nhà Rồng và đến Pháp.
Sau hơn hơn 30 năm rời quê hương để tìm đường cứu nước thì ngày 20/01/1941 Người đã trở về Tổ quốc với cái tên là Nguyễn Ái Quốc. Đến tháng 8/1942 thì Người đổi tên từ thành Hồ Chí Minh.
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định trên thì có thể thấy ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/5) được xem là một trong các ngày lễ lớn trong nước.
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì học sinh, sinh viên có được nghỉ học hay không? (Hình từ Internet)
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì học sinh, sinh viên có được nghỉ học hay không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như đã nêu ở trên thì kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là một ngày lễ lớn của đất nước.
Tuy nhiên, ngày lễ này không nằm trong các ngày lễ được nghỉ theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, học sinh tiểu học sẽ có thời gian học từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần và đối với học sinh THCS và THPT thì có thời gian học tập từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần.
Trường hợp của sinh viên đại học hoặc cao đẳng thì lịch học có thể rơi vào bất kỳ ngày nào trong tuần từ thứ 2 cho đến Chủ Nhật tùy theo thời khóa biểu của sinh viên.
Thời gian nghỉ lễ của học sinh các cấp và sinh viên sẽ theo học căn cứ theo lịch nghỉ của giáo viên (viên chức).
Do không nằm trong các ngày lễ mà người lao động, công chức, viên chức được nghỉ có hương lương nên trong ngày kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì học sinh, sinh viên vẫn vãi đi học bình thường nếu ngày lễ rơi vào ngày đi học.
Ngày 19/5 năm nay rơi vào ngày Chủ Nhật, do đó, tất cả học sinh từ cấp tiểu học đến THCS, THPT sẽ được nghỉ học. Đối với sinh viên nếu không có lịch học vào Chủ Nhật thì sẽ được nghỉ vào ngày này.
Tổ chức kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 199/2016/TT-BQP thì việc tổ chức kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện như sau:
* Đối với năm lẻ 5, năm khác:
- Các đơn vị không tổ chức mít tinh kỷ niệm; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, cổ động trực quan, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng; tham gia lễ viếng, lễ dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh do địa phương tổ chức (nếu có);
- Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, đưa tin về sự kiện;
- Các đơn vị văn hóa, nghệ thuật xây dựng và biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tổ chức triển lãm, chiếu phim phục vụ bộ đội và nhân dân;
- Trường hợp đặc biệt, Tổng cục Chính trị có hướng dẫn thực hiện cụ thể.
* Đối với năm tròn:
- Các đơn vị tổ chức cho bộ đội theo dõi chương trình Đài Truyền hình Việt Nam hoặc Đài Tiếng nói Việt Nam phát trực tiếp Lễ kỷ niệm cấp quốc gia;
- Tổng cục Chính trị xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động kỷ niệm trong Quân đội;
- Các đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động kỷ niệm; chú trọng các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, cổ động trực quan, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; đẩy mạnh các hoạt động thi đua, lập thành tích chào mừng sự kiện; tổ chức các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa;
- Các hoạt động khác tổ chức như năm lẻ 5, năm khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?