Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam có thể xét tặng nhiều lần cho cá nhân cùng một chức vụ không?
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam có thể xét tặng nhiều lần cho cá nhân cùng một chức vụ không?
Tên, đối tượng, tiêu chuẩn tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam được quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-BNG như sau:
Tên, đối tượng, tiêu chuẩn tặng Kỷ niệm chương
...
5. Kỷ niệm chương có thể được xét tặng nhiều lần cho cá nhân trên các cương vị chức vụ khác nhau (trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này); không xét tặng Kỷ niệm chương nhiều lần cho cá nhân cùng một chức vụ.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam không xét tặng nhiều lần cho cá nhân cùng một chức vụ.
Lưu ý: Cũng theo quy định tại Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-BNG thì Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam” được xét tặng hằng năm nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập ngành Ngoại giao hoặc xét tặng đột xuất theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho cá nhân có đóng góp vào triển khai các nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao, xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao.
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam có thể xét tặng nhiều lần cho cá nhân cùng một chức vụ không? (Hình từ Internet)
Cá nhân không công tác trong ngành Ngoại giao được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-BNG thì cá nhân không công tác trong ngành Ngoại giao được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam khi đáp ứng được tiêu chuẩn sau:
(1) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước không tính thâm niên công tác khi xét tặng Kỷ niệm chương.
(2) Lãnh đạo các ban, bộ, ngành, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị có thời gian giữ chức vụ lãnh đạo ban, bộ, ngành, tỉnh, tổ chức ít nhất một nhiệm kỳ 05 năm; có đóng góp tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Bộ Ngoại giao, xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao.
(3) Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương của các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Lãnh đạo Sở Ngoại vụ, Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các địa phương không thành lập Sở Ngoại vụ thực hiện công tác đối ngoại có thời gian giữ các chức vụ này ít nhất 01 nhiệm kỳ trở lên; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ chức vụ; có đóng góp tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Bộ Ngoại giao, xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao.
(4) Cán bộ, công chức, viên chức công tác trong các cơ quan đối ngoại, hợp tác quốc tế thuộc các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác đối ngoại có thời gian công tác trong lĩnh vực đối ngoại, hội nhập quốc tế từ 20 năm trở lên đối với nam và 15 năm trở lên đối với nữ (thời gian công tác theo diện hợp đồng ngắn hạn không tính vào thâm niên công tác); có đóng góp tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Bộ Ngoại giao, xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao.
(5) Cá nhân được bổ nhiệm làm Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có ít nhất đủ một nhiệm kỳ Trưởng Cơ quan đại diện.
(6) Cá nhân trong nước, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài, cá nhân là người nước ngoài có đóng góp nổi bật vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Bộ Ngoại giao, xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao hoặc củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước, các đối tác quốc tế hoặc quan hệ hợp tác giữa Bộ Ngoại giao với các đối tác quốc tế.
Quỹ thi đua khen thưởng được dùng cho mục đích gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:
Quỹ thi đua, khen thưởng
1. Quỹ thi đua, khen thưởng được hình thành trên cơ sở ngân sách nhà nước, từ quỹ thi đua, khen thưởng của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, sự đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, cá nhân, tổ chức nước ngoài và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Quỹ thi đua, khen thưởng được dùng để chi tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; chi thưởng đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho thành tích đạt được trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chi in, làm hiện vật khen thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình.
3. Bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập quỹ thi đua, khen thưởng để chi tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách, chế độ về khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật.
4. Người ra quyết định khen thưởng có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý; trường hợp Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng thì cơ quan đã đề nghị khen thưởng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 83 của Luật này có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng.
Như vậy, quỹ thi đua khen thưởng được dùng để chi cho các mục đích sau đây:
- Chi tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng;
- Chi thưởng đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho thành tích đạt được trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
- Chi in, làm hiện vật khen thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?