Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Học xong ngành này phải có những kiến thức gì?
- Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật thiết bị sản xuất dược trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
- Người học ngành kỹ thuật thiết bị sản xuất dược trình độ cao đẳng thì phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 7 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị tạo ra các chế phẩm thuốc; thao tác vận hành các thiết bị để sản xuất ra sản phẩm; kinh doanh các thiết bị sản xuất ra dược phẩm; thực hiện tư vấn giám sát việc mua bán, triển khai lắp đặt hoặc khai thác sử dụng các thiết bị sản xuất dược; tổ chức quản lý khai thác, bảo quản, theo dõi hoạt động của các thiết bị sản xuất dược phẩm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược làm việc tại các công ty, xí nghiệp sản xuất dược phẩm; các công ty kinh doanh, sản xuất thiết bị sản xuất dược, các bệnh viện có thực hiện nhiệm vụ bào chế dược phẩm; các công ty sản xuất thực phẩm chức năng, sản xuất mỹ phẩm; sản xuất thuốc thú y,...
Khi thực hiện các công việc lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị sản xuất dược, người thực hiện thường làm việc trong môi trường có cấp độ sạch cao, nguy cơ mất an toàn về điện lớn,.. do vậy cần tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ chế độ bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp và thực hiện thật tốt các nguyên tắc an toàn điện.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Như vậy, kỹ thuật thiết bị sản xuất dược trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị tạo ra các chế phẩm thuốc; thao tác vận hành các thiết bị để sản xuất ra sản phẩm; kinh doanh các thiết bị sản xuất ra dược phẩm;
Đồng thời, thực hiện tư vấn giám sát việc mua bán, triển khai lắp đặt hoặc khai thác sử dụng các thiết bị sản xuất dược; tổ chức quản lý khai thác, bảo quản, theo dõi hoạt động của các thiết bị sản xuất dược phẩm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành kỹ thuật thiết bị sản xuất dược (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật thiết bị sản xuất dược trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Kiến thức
- Trình bày được chức năng nhiệm vụ của các thiết bị sản xuất dược phẩm như: các thiết bị xay nghiền dược liệu, thiết bị sàng dược liệu, sấy dược liệu, thiết bị khuấy trộn dược liệu, thiết bị tạo hạt, thiết bị sản xuất dược liệu, chiết xuất dược liệu, thiết bị dập viên, thiết bị bao phim và bao đường, thiết bị đóng nang, thiết bị ép vỉ, thiết bị sản xuất thuốc nước, thiết bị đóng gói, các hệ thống nước cho sản xuất dược, các thiết bị phụ trợ phục vụ sản xuất dược phẩm;
- Giải thích được các thông số kỹ thuật của các thiết bị sản xuất dược phẩm;
- Mô tả được đặc điểm cấu tạo của các thiết bị sản xuất dược phẩm;
- Giải thích được nguyên lý làm việc của các thiết bị sản xuất dược;
- Trình bày và giải thích được quy trình lắp đặt và hiệu chỉnh các thiết bị sản xuất dược phẩm;
- Xây dựng và giải thích được quy trình vận hành các thiết bị sản xuất dược phẩm;
- Trình bày được các khái niệm thuộc lĩnh vực điện, điện tử như: linh kiện điện tử, kỹ thuật xung, kỹ thuật số, kỹ thuật mạch, kỹ thuật điện, kỹ thuật cảm biến, kỹ thuật điều khiển tự động,..;
- Trình bày được các phương pháp quản lý thiết bị sản xuất dược phẩm;
- Trình bày được các quy định về an toàn, vệ sinh môi trường trong lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật thiết bị sản xuất dược trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức như trên.
Người học ngành kỹ thuật thiết bị sản xuất dược trình độ cao đẳng thì phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Như vậy, người học ngành kỹ thuật thiết bị sản xuất dược trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?