Kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế làm việc trực tiếp với các thiết bị phát ra tia X sẽ trải qua bao nhiêu cuộc đào tạo?

Kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế làm việc trực tiếp với các thiết bị phát ra tia X sẽ trải qua bao nhiêu cuộc đào tạo? Trách nhiệm của kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế làm việc trực tiếp với các thiết bị phát ra tia X là gì? Câu hỏi của anh Thành (Huế).

Kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế làm việc trực tiếp với các thiết bị phát ra tia X có phải nhân viên bức xạ y tế không?

Tại Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2018/TT-BKHCN quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư liên tịch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chiếu xạ y tế là sự tác động của bức xạ ion hóa lên các đối tượng sau:
a) Người bệnh khi thực hiện chẩn đoán hoặc điều trị bệnh;
b) Người được kiểm tra hoặc giám định sức khỏe;
c) Người tình nguyện tham gia nghiên cứu y sinh học;
d) Người tình nguyện giúp đỡ, chăm sóc người bệnh (việc đó không phải là nghề nghiệp của họ) khi người bệnh được chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức xạ ion hóa.
2. Mức chỉ dẫn trong chiếu xạ y tế là giá trị khuyến cáo của liều, suất liều hoặc hoạt độ phóng xạ được dùng tham khảo để kiểm soát chiếu xạ y tế và khi tiến hành công việc trong thực tế, nếu các giá trị này bị vượt quá hay thấp hơn nhiều thì cần có sự xem xét, đánh giá lại để đạt được mức chiếu xạ y tế hợp lý.
3. Người đứng đầu cơ sở y tế là người chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật để quản lý cơ sở y tế.
4. Nhân viên bức xạ y tế là các bác sỹ, điều dưỡng viên, y sỹ, y tá, hộ lý, dược sỹ, dược tá, kỹ sư, kỹ thuật viên, hộ sinh tại các cơ sở y tế làm việc trực tiếp với các thiết bị bức xạ hoặc các nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở hoặc chăm sóc người bệnh được điều trị bằng các đồng vị phóng xạ hoặc phải làm việc trong khu vực có chiếu xạ tiềm tàng với mức liều lớn hơn 1 mSv/năm hoặc trong khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ.
5. Thiết bị bức xạ được nêu trong Thông tư liên tịch này là các thiết bị phát tia X hoặc thiết bị có chứa nguồn phóng xạ được sử dụng trong y tế để chẩn đoán và điều trị bệnh, bao gồm: thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế, thiết bị chụp chẩn đoán sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị xạ trị.

Như vậy, kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế làm việc trực tiếp với các thiết bị phát ra tia X chính là nhân viên bức xạ y tế.

Kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế làm việc trực tiếp với các thiết bị phát ra tia X sẽ trải qua bao nhiêu cuộc đào tạo?

Kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế làm việc trực tiếp với các thiết bị phát ra tia X sẽ trải qua bao nhiêu cuộc đào tạo? (hình từ Internet)

Kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế làm việc trực tiếp với các thiết bị phát ra tia X sẽ trải qua bao nhiêu cuộc đào tạo?

Theo Điều 14 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định như sau:

Đào tạo an toàn bức xạ
Cơ sở y tế có trách nhiệm đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ y tế, cụ thể như sau:
1. Tổ chức đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ y tế mới tuyển dụng theo chương trình đào tạo an toàn bức xạ cơ bản do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
2. Định kỳ ít nhất 03 năm một lần tổ chức đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ cho các nhân viên bức xạ y tế.
3. Hằng năm, tổ chức huấn luyện cho các nhân viên bức xạ y tế về nội quy an toàn bức xạ, quy định của cơ sở liên quan đến bảo đảm an toàn bức xạ, quy trình ứng phó sự cố bức xạ hoặc phổ biến các quy định mới, các thông tin mới về bảo đảm an toàn bức xạ.
4. Bảo đảm việc đào tạo an toàn bức xạ quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân có đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.
5. Lập, cập nhật và lưu giữ hồ sơ đào tạo, huấn luyện an toàn bức xạ.

Như vậy thì kỹ thuật viên các cơ sở y tế làm việc trực tiếp với các thiết bị phát ra tia X sẽ trải qua một cuộc đào tạo an toàn bức xạ khi mới được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở y tế và đào tạo định kỳ hằng năm (đào tạo nhắc lại).

Trách nhiệm của kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế làm việc trực tiếp với các thiết bị phát ra tia X là gì?

Tại Điều 27 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định về trách nhiệm của kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế làm việc trực tiếp với các thiết bị phát ra tia X như sau:

Trách nhiệm của nhân viên bức xạ y tế
1. Nhân viên bức xạ y tế phải được đào tạo và được cơ quan có thẩm quyền cấp bằng hoặc chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc bức xạ đang làm.
2. Nhân viên bức xạ y tế có trách nhiệm:
a) Tham gia huấn luyện, đào tạo về an toàn bức xạ theo yêu cầu của người phụ trách an toàn;
b) Chỉ tham gia tiến hành công việc bức xạ hoặc làm các công việc có nguy cơ bị chiếu xạ khi đã được đào tạo, huấn luyện nắm vững các yêu cầu, quy định pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ, các biện pháp bảo vệ bức xạ và chỉ được vận hành thiết bị bức xạ, thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân nếu có thẻ an toàn lao động;
c) Thực hiện nghiêm các nội quy, quy trình làm việc, chỉ dẫn an toàn bức xạ của đơn vị;
d) Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, liều kế cá nhân, thiết bị kiểm tra bức xạ, trang thiết bị thao tác với nguồn phóng xạ theo đúng hướng dẫn;
đ) Phối hợp, cộng tác với người phụ trách an toàn để thực hiện nghiêm các quy định về khám sức khỏe định kỳ hằng năm, đo đánh giá liều cá nhân theo quy định;
e) Báo cáo ngay cho người phụ trách an toàn hoặc người đứng đầu cơ sở y tế các hiện tượng bất thường về an toàn bức xạ, khi phát hiện mất nguồn phóng xạ và tham gia khắc phục sự cố bức xạ khi được yêu cầu.
3. Nhân viên bức xạ y tế nữ khi có thai phải thông báo bằng văn bản cho người phụ trách an toàn, người đứng đầu cơ sở để được bố trí công việc khác không liên quan đến bức xạ.
Cơ sở y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở y tế có được chuyển bệnh nhân cùng tuyến? Điều kiện chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến là gì?
Pháp luật
Cơ sở y tế lấy mô của người chưa đăng ký hiến mô được không? Không kiểm tra thông số sinh học của người hiến trước khi lấy mô được không?
Pháp luật
Cơ sở y tế chỉ được phép lấy mô ở người sống khi họ đã đăng ký hiến đúng không? Cơ sở y tế thực hiện lấy, ghép mô phải đảm bảo những điều kiện gì?
Pháp luật
Cơ sở y tế phải gửi kèm theo các tài liệu nào khi gửi đề xuất đăng ký nhu cầu mua thuốc tập trung theo quy định mới?
Pháp luật
Tây Nguyên sẽ thành lập trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh cấp vùng đúng không?
Pháp luật
Một số trung tâm huyết học - truyền máu, trung tâm ghép tạng được hình thành tại những địa phương nào đến năm 2030?
Pháp luật
2 khu phức hợp y tế chuyên sâu tại miền Bắc và miền Nam sẽ được hình thành ở những tỉnh nào?
Pháp luật
Những dự án cơ sở y tế trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh được ưu tiên đầu tư trong thời kỳ 2021 - 2030 là gì?
Pháp luật
Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm của 06 tỉnh, thành phố nào sẽ được phát triển thành trung tâm kiểm nghiệm vùng?
Pháp luật
Mạng lưới cơ sở y tế địa phương sẽ được nâng cấp, phát triển thế nào theo phương án quy hoạch đến năm 2030?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở y tế
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,134 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở y tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào