Kỹ thuật viên vật lý trị liệu phải có trình độ thế nào? Tại trung tâm phục hồi chức năng có cần có kỹ thuật viên vật lý trị liệu hay không?
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu phải có trình độ thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 46/2013/TT-BYT quy định về các chức danh chuyên môn về phục hồi chức năng có nêu:
Nhiệm vụ của các chức danh chuyên môn về phục hồi chức năng
1. Bác sỹ chuyên khoa PHCN là bác sỹ đã được đào tạo định hướng chuyên khoa PHCN trở lên và được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Bác sỹ chuyên khoa PHCN có nhiệm vụ khám bệnh, chẩn đoán bệnh, chỉ định điều trị và PHCN cho người bệnh.
2. Y sỹ chuyên khoa PHCN là y sỹ đã được đào tạo định hướng chuyên khoa PHCN và được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Y sỹ chuyên khoa PHCN có nhiệm vụ hỗ trợ bác sỹ trong chẩn đoán bệnh, chỉ định PHCN, thực hiện chế độ hồ sơ bệnh án; xây dựng kế hoạch và PHCN cho người bệnh. Đối với địa phương thiếu bác sỹ chuyên khoa PHCN, giám đốc sở Y tế có thể quy định y sỹ chuyên khoa PHCN đã có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN từ 24 tháng trở lên được chẩn đoán bệnh và chỉ định PHCN. Việc quy định này phải thể hiện bằng văn bản (quyết định) của giám đốc sở Y tế.
3. Cử nhân kỹ thuật y học là người được đào tạo về chuyên ngành vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu trình độ đại học.
Cử nhân kỹ thuật y học có nhiệm vụ hỗ trợ bác sỹ chuyên khoa PHCN trong chẩn đoán bệnh, xây dựng kế hoạch và thực hiện PHCN cho người bệnh.
4. Cử nhân ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu là người được đào tạo về chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu trình độ đại học.
Cử nhân ngôn ngữ trị liệu có nhiệm vụ hỗ trợ bác sỹ chuyên khoa PHCN trong chẩn đoán bệnh, xây dựng kế hoạch và thực hiện ngôn ngữ trị liệu cho người bệnh.
5. Kỹ thuật viên vật lý trị liệu là người được đào tạo chuyên ngành vật lý trị liệu có trình độ trung cấp hoặc người được đào tạo chuyên ngành điều dưỡng có trình độ từ trung cấp trở lên và đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về vật lý trị liệu ít nhất 03 (ba) tháng tại các cơ sở đào tạo do Bộ Y tế quy định; được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu có nhiệm vụ thực hiện các kỹ thuật vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu cho người bệnh.
6. Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu là người được đào tạo chuyên ngành hoạt động trị liệu có trình độ trung cấp hoặc người được đào tạo chuyên ngành điều dưỡng có trình độ từ trung cấp trở lên và đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hoạt động trị liệu ít nhất 03 (ba) tháng tại các cơ sở đào tạo do Bộ Y tế quy định; được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu có nhiệm vụ luyện tập cho người bệnh các hoạt động tự chăm sóc bản thân trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày, giúp người bệnh tái hòa nhập với môi trường sống ở gia đình và cộng đồng.
7. Kỹ thuật viên ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu là người được đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu có trình độ trung cấp hoặc người được đào tạo chuyên ngành điều dưỡng có trình độ từ trung cấp trở lên và đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về ngôn ngữ trị liệu ít nhất 03 (ba) tháng tại các cơ sở đào tạo do Bộ Y tế quy định; được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu có nhiệm vụ luyện tập cho người bệnh có rối loạn chức năng ngôn ngữ và nhận thức giao tiếp.
8. Kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình là người được đào tạo chuyên ngành dụng cụ chỉnh hình có trình độ trung cấp và được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình có nhiệm vụ chế tạo, sản xuất, sửa chữa dụng cụ trợ giúp, dụng cụ thay thế và hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng tự làm một số dụng cụ trợ giúp phù hợp.
...
Theo quy định về các chức danh chuyên môn nêu trên thì kỹ thuật viên vật lý trị liệu là người được đào tạo chuyên ngành vật lý trị liệu có trình độ trung cấp hoặc người được đào tạo chuyên ngành điều dưỡng có trình độ từ trung cấp trở lên và đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về vật lý trị liệu ít nhất 03 (ba) tháng tại các cơ sở đào tạo do Bộ Y tế quy định.
Đồng thời kỹ thuật viên vật lý trị liệu phải được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phục hồi chức năng theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu phải có trình độ thế nào? (Hình từ Internet)
Tại trung tâm phục hồi chức năng có cần có kỹ thuật viên vật lý trị liệu hay không?
Tại Điều 12 Thông tư 46/2013/TT-BYT có quy định:
Nhân lực của khoa Phục hồi chức năng và trung tâm Phục hồi chức năng
1. Khoa PHCN hoặc trung tâm PHCN phải có các chức danh chuyên môn quy định tại Điều 4 Thông tư này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phạm vi hoạt động chuyên môn của đơn vị.
2. Căn cứ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, PHCN của nhân dân trên địa bàn, thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của đơn vị, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng đề án vị trí việc làm, xác định số lượng người làm việc và cơ cấu nhân lực của khoa PHCN hoặc trung tâm PHCN, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở tuyển dụng nhân lực phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động, Luật viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Theo quy định trên thì trung tâm Phục hồi chức năng phải có các chức danh chuyên môn theo quy định tại Điều 4 Thông tư 46/2013/TT-BYT.
Vậy tại trung tâm sẽ cần bố trí kỹ thuật viên vật lý trị liệu sao cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phạm vi hoạt động chuyên môn của đơn vị.
Cơ quan nào có trách nhiệm bảo đảm nhân lực Phục hồi chức năng?
Về trách nhiệm bảo đảm nhân lực Phục hồi chức năng, tại Điều 22 Thông tư 46/2013/TT-BYT có quy định về trách nhiệm thực hiện như sau:
Bảo đảm nhân lực Phục hồi chức năng
1. Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan để xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên ngành PHCN, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp y dược và các cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y, dược tổ chức đào tạo các loại hình, các cấp đào tạo chuyên ngành PHCN.
2. Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan để xây dựng chế độ, chính sách bảo đảm tuyển dụng, sử dụng, duy trì nguồn nhân lực về PHCN cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?