Lãi suất nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn đối với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt là bao nhiêu?
- Lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn của tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt là bao nhiêu?
- Thời hạn cho vay đặc biệt là bao lâu? Thứ tự ưu tiên của tài sản bảo đảm dùng để vay đặc biệt được xếp thế nào?
- Mục đích sử dụng tiền vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt là gì?
Lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn của tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 37/2024/TT-NHNN như sau:
Lãi suất
1. Lãi suất cho vay đặc biệt, lãi suất gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt bằng lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá (sau đây gọi là lãi suất cho vay cầm cố của Ngân hàng Nhà nước) tại ngày giải ngân cho vay đặc biệt, ngày bắt đầu gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt.
2. Lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay đặc biệt trong hạn gần nhất của khoản cho vay đặc biệt.
3. Không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả.
Theo đó, lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay đặc biệt trong hạn gần nhất của khoản cho vay đặc biệt.
Lưu ý: Không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả.
Lãi suất nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn đối với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thời hạn cho vay đặc biệt là bao lâu? Thứ tự ưu tiên của tài sản bảo đảm dùng để vay đặc biệt được xếp thế nào?
Theo Điều 11 Thông tư 37/2024/TT-NHNN có quy định:
Thời hạn cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thời hạn cho vay đặc biệt, bảo đảm dưới 12 tháng.
2. Ngân hàng Nhà nước xem xét việc gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt trên cơ sở tình hình khả năng chi trả của bên vay đặc biệt hoặc phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay tại phương án cơ cấu lại đang trình Ngân hàng Nhà nước (nếu có); thời gian gia hạn mỗi lần dưới 12 tháng.
Như vậy, ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thời hạn cho vay đặc biệt, bảo đảm dưới 12 tháng.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 37/2024/TT-NHNN quy định khoản cho vay đặc biệt phải có tài sản bảo đảm theo thứ tự ưu tiên như sau:
Tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt
1. Khoản cho vay đặc biệt phải có tài sản bảo đảm theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Cầm cố: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; trái phiếu Chính phủ (gồm: tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành); trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn; trái phiếu Chính quyền địa phương trong Danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước;
b) Cầm cố trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc);
c) Cầm cố trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt (trừ ngân hàng thương mại quy định tại điểm b khoản này), trái phiếu được phát hành bởi doanh nghiệp khác.
...
Như vậy, thứ tự ưu tiên tài sản bảo đảm cho vay đặc biệt theo Thông tư 37/2024/TT-NHNN như sau:
(1) Cầm cố các loại trái phiếu, tín phiếu nhà nước;
(2) Cầm cố trái phiếu ngân hàng thương mại nhà nước nắm trên 50% vốn;
(3) Cầm cố trái phiếu tổ chức tín dụng và doanh nghiệp khác.
Mục đích sử dụng tiền vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt là gì?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 37/2024/TT-NHNN, mục đích sử dụng tiền vay đặc biệt được chia ra hai trường hợp như sau:
(1) Trường hợp bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt, bên vay đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên vay đặc biệt.
(2) Trường hợp bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bên vay đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên vay đặc biệt; việc sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là tổ chức do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định đối với từng bên vay đặc biệt cụ thể trên cơ sở đề xuất của Ban kiểm soát đặc biệt.
(3) Các đối tượng được chi trả quy định tại khoản (1) và khoản (2) không bao gồm:
- Người có liên quan của bên vay đặc biệt theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về người có liên quan của tổ chức tín dụng;
- Người điều hành, người quản lý của bên vay đặc biệt theo quy định tại khoản 25, khoản 26 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, trừ người điều hành, người quản lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử, chỉ định, bổ nhiệm;
- Người có liên quan của cá nhân, tổ chức là người quản lý, người điều hành, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của bên vay đặc biệt theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về người có liên quan của cá nhân, tổ chức (nếu có).
(4) Đối tượng quy định tại khoản (3) được xác định kể từ ngày:
- Bên vay đặc biệt có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi bị rút tiền hàng loạt theo quy định tại khoản 1 Điều 191 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Ngân hàng Nhà nước có văn bản đặt bên vay đặc biệt vào kiểm soát đặc biệt (trong trường hợp bên vay đặc biệt được kiểm soát đặc biệt trước ngày được quy định nêu trên).
(5) Trường hợp bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và có hướng dẫn chi trả tiền gửi thì đối tượng được chi trả, đối tượng không được chi trả, khoản tiền gửi được chi trả thực hiện theo quy định tại khoản (1), (2), (3) và hướng dẫn chi trả tiền gửi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?