Lái tàu hỏa trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị yêu cầu tiêu chuẩn như thế nào? Lái tàu hỏa có quyền từ chối cho tàu chạy không?
- Lái tàu hỏa trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị yêu cầu tiêu chuẩn như thế nào?
- Nhiệm vụ của lái tàu hỏa trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị như thế nào?
- Lái tàu hỏa trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có quyền từ chối cho tàu chạy không?
- Lái tàu hỏa trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu không?
Lái tàu hỏa trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị yêu cầu tiêu chuẩn như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) thì lái tàu là một trong những chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị.
Lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị cần đáp ứng những tiêu chuẩn được quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Lái tàu
1. Tiêu chuẩn
a) Có giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Thông tư này;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị phải có giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Thông tư này; Và có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trước đây, theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định thì Lái tàu là một trong những chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của lái tàu như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của lái tàu
1. Tiêu chuẩn:
a) Có giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
...
Theo quy định về tiêu chuẩn của lái tàu nêu trên, lái tàu hỏa trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị phải có giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phải có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Lái tàu hỏa trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của lái tàu hỏa trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị như thế nào?
Lái tàu hỏa trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
- Trực tiếp điều khiển tàu chạy an toàn, đúng tốc độ quy định, đúng biểu đồ chạy tàu, thực hiện mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu của nhân viên điều độ chạy tàu, quy trình vận hành khai thác, tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên tuyến đường sắt đô thị;
- Hướng dẫn, giám sát cho nhân viên thực hành lái tàu đã có bằng hoặc chứng chỉ lái tàu đường sắt đô thị và chịu trách nhiệm chính về an toàn chạy tàu trong suốt quá trình thực hiện việc hướng dẫn, giám sát.
Trước đây, căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 07/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về nhiệm vụ của lái tàu như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của lái tàu
...
2. Nhiệm vụ:
a) Trực tiếp điều khiển tàu chạy an toàn, đúng tốc độ quy định, đúng biểu đồ chạy tàu, thực hiện mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu của nhân viên điều độ chạy tàu, quy trình vận hành khai thác, tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên tuyến đường sắt đô thị;
b) Hướng dẫn, giám sát cho nhân viên thực hành lái tàu đã có bằng hoặc chứng chỉ lái tàu đường sắt đô thị và chịu trách nhiệm chính về an toàn chạy tàu trong suốt quá trình thực hiện việc hướng dẫn, giám sát.
Như vậy, lái tàu hỏa trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có nhiệm vụ trực tiếp điều khiển tàu chạy an toàn, đúng tốc độ quy định, đúng biểu đồ chạy tàu, thực hiện mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu của nhân viên điều độ chạy tàu, quy trình vận hành khai thác, tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên tuyến đường sắt đô thị.
Đồng thời, lái tàu phải hướng dẫn, giám sát cho nhân viên thực hành lái tàu đã có bằng hoặc chứng chỉ lái tàu đường sắt đô thị và chịu trách nhiệm chính về an toàn chạy tàu trong suốt quá trình thực hiện việc hướng dẫn, giám sát.
Lái tàu hỏa trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có quyền từ chối cho tàu chạy không?
Lái tàu hỏa trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có quyền từ chối cho tàu chạy theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu.
Trước đây, căn cứ theo khoản 3 Điều 21 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về quyền hạn của lái tàu như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của lái tàu
...
3. Quyền hạn: Từ chối cho tàu chạy, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu biết.
Theo quy định về quyền hạn của lái tàu nêu trên, lái tàu hỏa có quyền từ chối cho tàu chạy nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu biết.
Lái tàu hỏa trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu không?
Lái tàu hỏa trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu không thì theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Đảm nhận chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị
1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh khác theo sự phân công của người sử dụng lao động như sau:
a) Chức danh lái tàu được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu và chức danh nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga;
b) Chức danh nhân viên điều độ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu.
...
Theo quy định trên, lái tàu được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu và chức danh nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga.
Trước đây, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 24 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định như sau:
Đảm nhận chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị
1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh khác theo sự phân công của người sử dụng lao động theo quy định sau đây:
a) Chức danh lái tàu được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu;
b) Chức danh nhân viên điều độ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh trực tiếp phục vụ chạy tàu mà trước đây đã đảm nhiệm công tác trong thời gian ít nhất 01 năm.
Như vậy, theo quy định trên, chức danh lái tàu được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu theo sự phân công của người sử dụng lao động.
Lưu ý, những quy định trên không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ lắp đặt thiết bị, thử nghiệm và trong quá trình thi công thuộc các dự án xây dựng mới đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?