Lái xe ô tô dàn hàng ngang chèn ép xe khác bị phạt bao nhiêu tiền? Lái xe ô tô dàn hàng ngang có bị tước bằng không?
Lái xe ô tô dàn hàng ngang chèn ép xe khác bị phạt bao nhiêu tiền?
Hiện nay chưa có chế tài xử phạt đối với trường hợp xe ô tô dàn hàng ngang trên đường.
Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:
Vượt xe
...
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Theo điểm h khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại được bổ sung bởi Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
h) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn;
Theo đó, đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Như vậy, trường hợp lái xe ô tô dàn hàng ngang chèn ép xe khác không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn tùy vào mức độ có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Lái xe ô tô dàn hàng ngang chèn ép xe khác bị phạt bao nhiêu tiền? Lái xe ô tô dàn hàng ngang có bị tước bằng không?(Hình ảnh từ Internet)
Lái xe ô tô dàn hàng ngang chèn ép xe khác có bị tước bằng lái không?
Theo điểm b và c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
....
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
Đối chiếu với quy định trên, người điều khiển xe ô tô dàn hàng ngang chèn ép xe khác không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn ngoài việc bị xử phạt tiền từ từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Đối với trường hợp người điều khiển xe ô tô dàn hàng ngang chèn ép xe khác không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn dẫn đến gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Khoảng cách an toàn giữa 2 xe ô tô khi tham gia giao thông được quy định như thế nào?
Theo Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông trên đường như sau:
- Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
- Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
+ Nếu vận tốc bằng 60km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 35m.
+ Nếu vận tốc trên 60 - 80km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 55m.
+ Nếu vận tốc từ trên 80 - 100km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 70m.
+ Nếu vận tốc từ trên 100 - 120km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 100m.
- Trường hợp điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.
- Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định khi mặt đường khô ráo nêu trên.
Đối với trường hợp xe đi trên cao tốc, khoảng cách an toàn tối thiểu cũng dựa vào tốc độ của xe khi tham gia giao thông theo như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?