Làm nhà nổi trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa. Cho tôi hỏi làm nhà nổi trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? Câu hỏi của chị Hồng Loan ở Lâm Đồng.

Có được phép làm nhà nổi trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa không?

Theo Điều 16 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về hành lang bảo vệ luồng như sau:

Hành lang bảo vệ luồng
1. Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng, hoạt động thuỷ sản và các hoạt động khác không được làm che khuất báo hiệu, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người trực tiếp điều khiển phương tiện và phải theo hướng dẫn của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa.
Khi hành lang luồng thay đổi, đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa phải thông báo và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hoạt động thủy sản hoặc các hoạt động khác phải di chuyển, thu hẹp hoặc thanh thải vật chướng ngại do họ gây ra trên luồng mới.
2. Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng không được xây dựng nhà, các công trình khác, khai thác khoáng sản trái phép.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc họp chợ, làng chài, làng nghề và các hoạt động khác trên hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm giao thông đường thuỷ nội địa thông suốt, trật tự, an toàn và bảo vệ môi trường.

Theo quy định trên, trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa thì không được phép làm nhà nổi.

Làm nhà nổi

Làm nhà nổi (Hình từ Internet)

Làm nhà nổi trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?

Căn cứ điểm c khoản 6, điểm b khoản 9 Điều 11 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa như sau:

Vi phạm quy định về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
...
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý tháo dỡ cấu kiện hoặc lấy đất, đá của công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đổ bùn, đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác xuống vùng nước đường thủy nội địa không đúng quy định;
c) Xây dựng công trình, dựng nhà, làm nhà nổi không đúng quy định trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc di chuyển súc vật, phương tiện, cây, đồ vật, lều, quán, tre, gỗ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc phá dỡ nhà, nhà nổi, công trình vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6, điểm b khoản 7 và điểm a khoản 8 Điều này.

Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo đó, người làm nhà nổi trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Đồng thời người vi phạm còn bị buộc phá nhà nổi vi phạm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành vi làm nhà nổi trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa không?

Căn cứ khoản 1 Điều 42 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
...

Theo khoản 2 Điều 44 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
...

Như vậy, người làm nhà nổi trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người này.

Hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Làm nhà nổi trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Người tự ý dịch chuyển mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa
1,343 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào