Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế khuyết điểm của tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm mẫu 2A, 2B: có phải mục bắt buộc? Gợi ý viết?
- Mục làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2A, 2B có phải nội dung bắt buộc?
- Gợi ý viết làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm mẫu 2A, 2B?
- Hướng dẫn chi tiết cách thức kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể lãnh đạo, quản lý và cá nhân theo Quy định 124?
Mục làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2A, 2B có phải nội dung bắt buộc?
(i) Tại Bản kiểm điểm Đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo - Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023:
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Năm....
(Cá nhân không giữ chức lãnh đạo, quản lý)
...
IV. Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)
Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.
V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)
VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng
...
(ii) Tại Bản kiểm điểm Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo - Mẫu 02B-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023:
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Năm ....
(Cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý)
...
IV. Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)
Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.
V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)
VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng
...
Theo đó, đối với mục làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2A, 2B thì không phải là một nội dung bắt buộc.
Gợi ý viết làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm mẫu 2A, 2B?
Gợi ý viết làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm mẫu 2A, 2B ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023, cụ thể như sau:
Mẫu chung (1) Nhận thức rõ vai trò của mình: - Khẳng định là một phần của tập thể: "Là một thành viên của tập thể..., tôi nhận thức rằng những hạn chế trên cũng có phần do trách nhiệm của tôi." - Liên hệ cụ thể đến công việc: "Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ..., tôi đã không hoàn thành tốt phần việc được giao, dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả chung của nhóm." (2) Phân tích nguyên nhân một cách khách quan: - Nguyên nhân chủ quan: "Do tôi còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn chưa cao nên đã mắc một số sai sót trong công việc." - Nguyên nhân khách quan: "Do điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn, tôi chưa thể phát huy hết năng lực của mình." - Kết hợp cả hai: "Cả yếu tố chủ quan và khách quan đều tác động đến việc tôi chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ." (3) Đề xuất giải pháp khắc phục: - Cụ thể, rõ ràng: "Trong thời gian tới, tôi sẽ tích cực học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tham gia các khóa đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn." - Hành động thiết thực: "Tôi sẽ chủ động phối hợp với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao." - Cam kết thực hiện: "Tôi cam kết sẽ nỗ lực hết mình để khắc phục những hạn chế của bản thân, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của tập thể." (4) Thể hiện thái độ cầu tiến, tích cực: - Nhấn mạnh tinh thần cầu tiến: "Tôi luôn sẵn sàng tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người để hoàn thiện bản thân." -Thể hiện sự tự tin: "Tôi tin rằng với sự nỗ lực không ngừng, tôi sẽ khắc phục được những hạn chế và đóng góp tích cực hơn cho tập thể." |
o0o
Mẫu 1 Trong thời gian tới, sẽ nỗ lực phát huy các ưu điểm, đồng thời khắc phục những hạn chế trong việc góp ý, phê bình và tự phê bình với đồng nghiệp. Mạnh dạn, tích cực đóng góp ý kiến hơn trong các buổi sinh hoạt Chi bộ. Trong công việc, luôn giữ thái độ linh hoạt, chủ động nhưng thận trọng; kiên quyết, cứng rắn trong đấu tranh, nhằm hạn chế tối đa các hành vi tham ô, tham nhũng, sai trái, góp phần xây dựng Đảng và chính quyền ngày càng vững mạnh. Tự giác học tập, tích cực nghiên cứu, cập nhật kiến thức và các nội dung mới, bao gồm các văn bản pháp luật, để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực công tác. Qua đó, tạo nền tảng để tuyên truyền hiệu quả các chính sách pháp luật và chủ trương của Đảng ủy, Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân. Luôn ý thức rèn luyện bản chất vô tư, khách quan, trung thực. Mạnh dạn thể hiện quan điểm rõ ràng, nói thẳng, nói thật và chân thành trong mọi vấn đề. Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống, kết hợp nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, hướng đến sự phát triển toàn diện và vững chắc. |
o0o
Mẫu 2 Với tư cách là …., có nhiệm vụ điều hành và tổ chức thực hiện các chủ trương trên địa bàn cơ sở; đồng thời, cũng chịu trách nhiệm trước tập thể và quần chúng nhân dân về nhiệm vụ ở cương vị công tác được giao. Trước hết, bản thân phải luôn luôn vững vàng về lập trường tư tưởng chính trị, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có tác phong làm việc dân chủ, gần dân, biết lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đồng thời, tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, để nâng cao niềm tin của nhân dân, lấy đó làm động lực thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội nói chung và nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nói riêng Bản thân có trách nhiệm nắm bắt kịp thời và đầy đủ những hạn chế, khuyết điểm trong tập thể (cả những hạn chế, khuyết điểm đang là mầm móng) để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đưa ra những phương hướng, kế hoạch khắc phục phù hợp. Xây dựng tập thể vững mạnh, xóa bỏ những hạn chế khuyết điểm còn tồn động. |
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế khuyết điểm của tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm mẫu 2A, 2B: có phải mục bắt buộc? Gợi ý viết? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn chi tiết cách thức kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể lãnh đạo, quản lý và cá nhân theo Quy định 124?
Hướng dẫn chi tiết cách thức kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể lãnh đạo, quản lý và cá nhân được quy định tại Điều 7 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023, cụ thể:
(1) Chuẩn bị kiểm điểm
1.1. Người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tập thể và lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tập thể, cá nhân có liên quan.
1.2. Cá nhân chuẩn bị bản tự kiểm điểm theo nội dung quy định.
Trong đó, theo Mục 2 Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 thì tại điểm 1.1 và điểm 1.2, khoản 1 Điều 7 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 về việc chuẩn bị kiểm điểm, thực hiện như sau: - Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể theo Mẫu 01 Tải về và lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng cấp có liên quan. Dự thảo báo cáo kiểm điểm gửi trước cho các thành viên tham gia hội nghị kiểm điểm ít nhất 03 ngày làm việc. >>> Tải về Mẫu Bảng tổng hợp ý kiến góp ý đối với báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ - Mỗi cá nhân làm một bản tự kiểm điểm theo Mẫu 2A, 2B. >>> Tải về bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A: tại đây >>> Tải về bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2B: tại đây - Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp thành lập đoàn (hoặc tổ) công tác dự, chỉ đạo kiểm điểm ở những nơi có gợi ý kiểm điểm; phân công cấp ủy viên, cán bộ các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy dự, chỉ đạo, tổng hợp kết quả kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý cấp dưới và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Thời gian tổ chức kiểm điểm của tập thể, cá nhân ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý trực thuộc Trung ương tối thiểu là 02 ngày. Đối với những nơi Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm thì thời gian kiểm điểm tối thiểu là 03 ngày. Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định thời gian kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý. |
1.3. Cấp trên gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý khi cần thiết.
Trong đó, theo Mục 2 Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023, tại điểm 1.3, khoản 1 Điều 7 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 về gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân, thực hiện như sau: - Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương và cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý khi cần thiết. - Ban thường vụ cấp ủy các cấp gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân có liên quan theo thẩm quyền (nếu cần). - Ban tổ chức cấp ủy hoặc cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban kiểm tra cùng cấp và các cơ quan có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền về những tập thể, cá nhân cần gợi ý kiểm điểm và nội dung gợi ý kiểm điểm. |
(2) Nơi kiểm điểm
2.1. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thì thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cấp đó.
2.2. Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.
2.3. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản thực hiện kiểm điểm ở 2 nơi (ở chi bộ nơi sinh hoạt và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi làm việc); đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên tại chi bộ, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất. Đối với những cán bộ giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở 2 nơi trên còn phải kiểm điểm thêm ở nơi khác theo quy định.
Cụ thể:
(i) Quy định việc kiểm điểm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, thực hiện như sau:
+ Kiểm điểm tại chi bộ nơi đang sinh hoạt đảng.
+ Kiểm điểm tại tập thể lãnh đạo, quản lý nơi đang công tác.
+ Cán bộ, công chức, viên chức giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý, ngoài việc kiểm điểm tại chi bộ nơi đang sinh hoạt đảng và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi đang công tác thì phải thực hiện việc kiểm điểm tại nơi đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo đối tượng được quy định tại Điều 5, Quy định 124-QĐ/TW.
+ Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý tương đương thì kiểm điểm ở nơi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thời gian công tác nhiều hơn. Đối với cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý và đảm nhiệm vị trí người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo và chủ trì việc kiểm điểm của tổ chức, cơ quan, đơn vị theo quy định.
+ Trường hợp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị khác không thực hiện nhiệm vụ chuyên trách thì không kiểm điểm ở tổ chức, cơ quan, đơn vị đó nhưng phải báo cáo kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ kiêm nhiệm được giao đối với cả nơi công tác kiêm nhiệm và nơi công tác chính. Tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi cán bộ kiêm nhiệm có trách nhiệm gửi nhận xét, đánh giá về nơi công tác chính để làm căn cứ đánh giá, xếp loại theo quy định.
(ii) Quy định đánh giá, xếp loại, thực hiện như sau:
+ Đánh giá, xếp loại đảng viên tại chi bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt.
+ Cán bộ, công chức, viên chức giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý thì đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức danh, chức vụ tương đương thì đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm ở nơi có thời gian công tác nhiều hơn.
(3) Trình tự kiểm điểm
3.1. Đối với kiểm điểm tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể trước, cấp ủy, tổ chức đảng sau.
3.2. Đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm ở chi bộ trước, ở tập thể lãnh đạo, quản lý sau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?