Làm tiktoker, youtuber thì có phải đóng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân hay không?

Cho tôi hỏi, hiện nay có rất nhiều người chọn làm tiktoker hoặc youtuber, đây dường như đã được xem là một ngành nghề đối với nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, tôi thắc mắc là đối với nguồn thu nhập từ tiktok, youtube như vậy thì cá nhân có phải chịu thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng hay không? Câu hỏi của anh MT từ TP.HCM.

Làm tiktoker, youtuber thì có phải đóng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân hay không?

Tại Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC) có quy đinh như sau:

Người nộp thuế
Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
...

Ngoài ra, tại Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC có nêu rõ, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Bên cạnh đó, tại Điều 2 Thông tư 40/2021/TT-BTC có quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, bao gồm cả một số trường hợp sau:
a) Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật;
b) Hoạt động đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với doanh nghiệp xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
c) Hợp tác kinh doanh với tổ chức;
d) Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế GTGT, thuế TNCN;
đ) Hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
...

Từ các quy định vừa nêu thì các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, nội dung thông tin số (video) được tiêu dùng tại Việt Nam thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam thì thu nhập chịu thuế TNCN là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.

Trường hợp cá nhân là tiktoker hoặc youtuber có thu nhập trên nền tảng Youtube, Tiktoker (thu nhâp từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số) thì phải khai, nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo quy định. Cá nhân kinh doanh lựa chọn phương pháp tính thuế theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BTC hoặc Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Như vậy, cá nhân đang làm tiktoker hoặc youtuber tại Việt Nam phải đóng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.

Làm tiktoker, youtuber thì có phải đóng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân hay không?

Làm tiktoker, youtuber thì có phải đóng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân hay không? (Hình từ Internet)

Tiktoker, youtuber có thu nhập từ bao nhiêu thì phải đóng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính thuế như sau:

Nguyên tắc tính thuế
1. Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

Theo quy định trên thì người làm tiktoker, youtuber có tổng doanh thu trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở lên thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.

Mức đóng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức nào?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì mức đóng thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng hiện nay được tính theo công thức sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

(1) Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN bao gồm:

- Thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định;

- Các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

(2) Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN:

Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo mục (1) nêu trên.

Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề.

Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Thuế giá trị gia tăng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuế giá trị gia tăng
Thuế thu nhập cá nhân Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiền ăn giữa ca của người lao động là bao nhiêu? Tiền ăn giữa ca có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Hướng dẫn cách tra cứu thuế TNCN đã nộp đơn giản nhất? Thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân là bao lâu?
Pháp luật
Hướng dẫn đề nghị hoàn thuế TNCN online nhanh chóng? Hoàn thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp nào?
Pháp luật
Từ 14/01/2025, ngừng miễn thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu qua chuyển phát nhanh dưới 1 triệu đồng?
Pháp luật
Thuế suất thuế GTGT 2025 có những mức nào? Các hàng hóa chịu thuế suất 0%, 5%, 10% năm 2025?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu quyết định khen thưởng cho nhân viên trong doanh nghiệp? Thưởng vàng cho nhân viên được không?
Pháp luật
Cá nhân không cư trú phải nộp thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp nào? Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú?
Pháp luật
Phần di sản không được định đoạt trong di chúc thì có được chia theo hàng thừa kế hay không?
Pháp luật
Công ty thưởng Tết cho nhân viên là hiện vật vàng, điện thoại thì tính thuế TNCN như thế nào?
Pháp luật
Luật Thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2025 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế giá trị gia tăng
6,330 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế giá trị gia tăng Thuế thu nhập cá nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuế giá trị gia tăng Xem toàn bộ văn bản về Thuế thu nhập cá nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào