Lãnh đạo Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương bao gồm những ai? Làm việc dựa theo nguyên tắc gì?
- Lãnh đạo Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương bao gồm những ai?
- Lãnh đạo Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương làm việc dựa theo nguyên tắc nào?
- Thủ trưởng Cơ quan điều tra cần tổ chức thảo luận tập thể Lãnh đạo Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương trước khi quyết định các công việc gì?
Lãnh đạo Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương bao gồm những ai?
Theo khoản 1 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Tổ chức bộ máy, biên chế
1. Lãnh đạo Cơ quan điều tra:
Lãnh đạo Cơ quan điều tra gồm: Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
2. Bộ máy của Cơ quan điều tra gồm: Văn phòng Cơ quan điều tra và Ban điều tra.
3. Biên chế của Cơ quan điều tra do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo quy định nêu trên thì lãnh đạo Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương bao gồm:
- Thủ trưởng Cơ quan điều tra;
- Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
Lãnh đạo Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương làm việc dựa theo nguyên tắc nào?
Theo khoản 3 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Mọi hoạt động của Cơ quan điều tra phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quy định, quy chế của Bộ Quốc phòng và Viện kiểm sát nhân dấn tối cao.
2. Thủ trưởng Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương trong quản lý, chỉ đạo, điều hành về hoạt động của Cơ quan điều tra.
3. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
4. Hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra chịu sự kiểm sát của Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Đảm bảo tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch, lịch làm việc, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu khác của Lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự trung ương.
6. Tăng cường sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, minh bạch trong mọi hoạt động của Cơ quan điều tra.
Theo quy định nêu trên thì lãnh đạo Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương (Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra) phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
Lãnh đạo Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương bao gồm những ai? Làm việc dựa theo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Thủ trưởng Cơ quan điều tra cần tổ chức thảo luận tập thể Lãnh đạo Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương trước khi quyết định các công việc gì?
Theo khoản 4 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra
...
4. Thủ trưởng Cơ quan điều tra tổ chức thảo luận tập thể Lãnh đạo Cơ quan điều tra trước khi quyết định các công việc sau:
a) Chương trình công tác, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo các văn bản quan trọng trình Lãnh đạo Viện;
b) Các chương trình công tác trọng điểm của Cơ quan điều tra;
c) Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Cơ quan điều tra theo quy định;
d) Báo cáo về tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch và kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của Cơ quan điều tra;
e) Những vấn đề khác mà Thủ trưởng Cơ quan điều tra thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Theo quy định nêu trên thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra cần tổ chức thảo luận tập thể Lãnh đạo Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương trước khi quyết định các công việc sau:
- Chương trình công tác, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo các văn bản quan trọng trình Lãnh đạo Viện;
- Các chương trình công tác trọng điểm của Cơ quan điều tra;
- Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Cơ quan điều tra theo quy định;
- Báo cáo về tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch và kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của Cơ quan điều tra;
- Những vấn đề khác mà Thủ trưởng Cơ quan điều tra thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?