Lãnh đạo Cục Hải quan thành phố trực thuộc Trung ương gồm có những ai? Có trách nhiệm như thế nào?
Cục Hải quan thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức như thế nào?
Theo Điều 1 Quyết định 1919/QĐ-BTC năm 2016 quy định về vị trí của Cục Hải quan thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên thì Cục Hải quan thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
Cục Hải quan thành phố trực thuộc Trung ương có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo Cục Hải quan thành phố trực thuộc Trung ương gồm có những ai? Có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 5 Quyết định 1919/QĐ-BTC năm 2016 quy định lãnh đạo Cục Hải quan thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Lãnh đạo
1. Cục Hải quan có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng theo quy định.
Cục trưởng Cục Hải quan chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
Theo đó, Cục Hải quan thành phố trực thuộc Trung ương có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng theo quy định.
- Cục trưởng Cục Hải quan chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục.
- Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.
Lưu ý: Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
Lãnh đạo Cục Hải quan thành phố trực thuộc Trung ương gồm có những ai? Có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Các đơn vị tham mưu giúp Cục trưởng Cục Hải quan thành phố trực thuộc Trung ương được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 1919/QĐ-BTC năm 2016 quy định cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Các đơn vị tham mưu giúp Cục trưởng Cục Hải quan:
1.1. Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng có 09 phòng, gồm:
a) Phòng Giám sát quản lý về hải quan;
b) Phòng Thuế xuất nhập khẩu;
c) Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm;
d) Phòng Quản lý rủi ro;
đ) Phòng Thanh tra - Kiểm tra;
e) Phòng Tổ chức cán bộ;
g) Phòng Tài vụ - Quản trị;
h) Văn phòng;
i) Phòng Công nghệ thông tin.
1.2. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố: Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Lạng Sơn có 08 phòng, gồm:
a) Phòng Giám sát quản lý về hải quan;
b) Phòng Thuế xuất nhập khẩu;
c) Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm;
d) Phòng Quản lý rủi ro;
đ) Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra;
e) Phòng Tài vụ - Quản trị;
g) Văn phòng;
h) Phòng Công nghệ thông tin.
1.3. Cục Hải quan các tỉnh: An Giang, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Trị có 05 phòng, gồm:
a) Phòng Nghiệp vụ;
b) Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm;
c) Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra;
d) Phòng Tài vụ - Quản trị;
đ) Văn phòng.
1.4. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Cao Bằng, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, Hà Tĩnh, Tây Ninh có 04 phòng, gồm:
a) Phòng Nghiệp vụ;
b) Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm;
c) Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra;
d) Văn phòng.
1.5. Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa có 03 phòng, gồm:
a) Phòng Nghiệp vụ;
b) Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra;
c) Văn phòng.
1.6. Cục Hải quan các tỉnh Bình Định, Kiên Giang có 03 phòng, gồm:
a) Phòng Nghiệp vụ;
b) Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm;
c) Văn phòng.
1.7. Cục Hải quan các tỉnh: Bình Phước, Cà Mau, Điện Biên, Đắk Lắk, Hà Giang, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế; Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum; Cục Hải quan Hà Nam Ninh có 02 phòng, gồm:
a) Phòng Nghiệp vụ;
b) Văn phòng.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định chức năng, nhiệm vụ của các Phòng thuộc Cục Hải quan.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?