Lãnh đạo Trung tâm Kiểm định trực thuộc Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông gồm những ai?
- Trung tâm Kiểm định trực thuộc Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông có con dấu và tài khoản riêng không?
- Trung tâm Kiểm định trực thuộc Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Lãnh đạo Trung tâm Kiểm định trực thuộc Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông gồm những ai?
Trung tâm Kiểm định trực thuộc Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông có con dấu và tài khoản riêng không?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 1693/QĐ-BTTTT năm 2008, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
Trung tâm Kiểm định là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông, thực hiện chức năng kiểm định chuyên ngành viễn thông và công nghệ thông tin trên phạm vi 28 tỉnh, thành phố gồm: Bắc Giang, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Hưng Yên, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thanh Hóa, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Yên Bái.
Trung tâm Kiểm định có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Trung tâm Kiểm định trực thuộc Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Kiểm định (Hình từ Internet)
Trung tâm Kiểm định trực thuộc Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 1693/QĐ-BTTTT năm 2008, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Trung tâm Kiểm định có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Thực hiện kiểm tra, đánh giá, cấp và thu hồi giấy chứng nhận kiểm định công trình kỹ thuật chuyên ngành viễn thông trên địa bàn hoạt động của Trung tâm theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật;
3. Chủ trì đề xuất, tổ chức xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy trình kiểm định chuyên ngành viễn thông, công nghệ thông tin áp dụng trong nội bộ Cục và hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục thực hiện quy trình;
4. Chủ trì tổ chức thực hiện thống kê, báo cáo số liệu liên quan đến kiểm định chuyên ngành viễn thông, công nghệ thông tin và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Cục thực hiện;
5. Chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến kiểm định chuyên ngành viễn thông và công nghệ thông tin, quản lý và hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục thực hiện cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu;
6. Tham gia nghiên cứu, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm định chuyên ngành viễn thông và công nghệ thông tin; Tham gia xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật;
7. Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí và các nguồn thu khác từ hoạt động của Trung tâm theo quy định của Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông và phân cấp của Cục trưởng;
8. Tham gia công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kiểm định chuyên ngành viễn thông và công nghệ thông tin;
9. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Cục;
10. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Cục;
11. Quản lý về tổ chức, cán bộ, viên chức, lao động; quản lý tài sản, hồ sơ, tài liệu của Trung tâm theo quy định của pháp luật, của Bộ Thông tin và Truyền thông và phân cấp của Cục trưởng;
12. Được chủ động phát triển các hoạt động có liên quan đến kiểm định chuyên ngành viễn thông và công nghệ thông tin; tạo thêm các nguồn thu khác để mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động phù hợp với chức năng của Trung tâm theo các quy định của pháp luật, của Bộ Thông tin và Truyền thông và theo phân cấp của Cục trưởng; bảo toàn và phát triển các nguồn lực được giao;
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
Như vậy, Trung tâm Kiểm định trực thuộc Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như trên.
Lãnh đạo Trung tâm Kiểm định trực thuộc Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1693/QĐ-BTTTT năm 2008, có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Trung tâm:
Trung tâm Kiểm định có Giám đốc, các Phó giám đốc.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công.
2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm
Các phòng:
- Phòng Kiểm định
- Phòng Tổng hợp
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng do Giám đốc xây dựng trình Cục trưởng quyết định. Mối quan hệ công tác giữa các phòng do Giám đốc quy định.
Biên chế công chức, viên chức, số lượng lao động của Trung tâm do Giám đốc xây dựng trình Cục trưởng quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì Lãnh đạo Trung tâm Kiểm định trực thuộc Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông gồm: Trung tâm Kiểm định có Giám đốc, các Phó giám đốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?