Lãnh đạo và chuyên viên nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai đường bộ?

Lãnh đạo và chuyên viên nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ là gì? Báo cáo nhanh trong phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ được lập khi nào?

Lãnh đạo và chuyên viên nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ?

Đối tượng trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT như sau:

Trực phòng, chống thiên tai
1. Thời gian trực:
a) Thời gian trực phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai được thực hiện theo quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong công tác phòng, chống thiên tai;
b) Tùy theo tình hình thiên tai và thời gian nghỉ lễ, tết, Trưởng Ban chỉ huy phòng thủ dân sự hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định số lượng người trực, điều chỉnh thời gian trực theo quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối tượng trực:
a) Lãnh đạo và chuyên viên giúp việc Ban chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp;
b) Lãnh đạo và chuyên viên giúp việc Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì lãnh đạo và chuyên viên nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ bao gồm:

- Lãnh đạo và chuyên viên giúp việc Ban chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp;

- Lãnh đạo và chuyên viên giúp việc Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam.

Lãnh đạo và chuyên viên nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ là gì?

Lãnh đạo và chuyên viên nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ là gì? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ là gì?

Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT như sau:

(1) Giúp Ban chỉ huy phòng thủ dân sự, thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo dõi, nắm chắc mọi tình hình có liên quan đến công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, như:

- Diễn biến thời tiết, mưa, lũ, bão và các thiên tai khác thuộc trách nhiệm đơn vị;

- Diễn biến các công trình đường bộ, công trình phòng, chống thiên tai đường bộ;

- Tình hình tổ chức lực lượng phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và huy động nguồn lực để đối phó với thiên tai (bao gồm nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị);

(2) Tiếp nhận các chỉ thị, mệnh lệnh, thông báo của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp trên để kịp thời thông báo đến các đơn vị trực thuộc;

(3) Tham mưu cho Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp trên trong việc tổ chức phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trong địa bàn quản lý, xử lý các sự cố công trình đường bộ, công trình phòng, chống thiên tai đường bộ, tổ chức điều động các lực lượng để chi viện các địa phương theo lệnh của Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp trên;

(4) Tổng hợp tình hình phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo phạm vi quản lý để báo cáo với Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp trên theo định kỳ và sau khi kết thúc mỗi đợt thiên tai hoặc theo yêu cầu đột xuất của Chính phủ, Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia.

Báo cáo nhanh trong phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ được lập khi nào?

Báo cáo nhanh trong phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ được quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT như sau:

Quy định về chế độ báo cáo trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai
Thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai và các quy định sau:
1. Khi xảy ra thiên tai thì tùy theo mức độ xảy ra, Khu Quản lý đường bộ (đối với quốc lộ), Sở Giao thông vận tải (đối với đường bộ thuộc phạm vi quản lý), Ban Quản lý dự án (đối với dự án đang thi công, công trình đường bộ đang trong thời gian bảo hành), doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ (đối với các công trình đường bộ đầu tư xây dựng và khai thác theo hình thức BOT và các hình thức hợp đồng dự án khác) phải báo cáo về Ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam như sau:
a) Báo cáo trực tiếp: là báo cáo tình hình diễn biến thiên tai qua điện thoại thường trực, điện thoại di động hoặc truyền dữ liệu, hình ảnh qua công nghệ viễn thông những sự cố, thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng xảy ra đối với công trình đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ, đe dọa tính mạng của nhân dân để có ngay biện pháp xử lý tình huống;
b) Báo cáo ngày qua thư điện tử: là báo cáo bằng văn bản gửi qua thư điện tử, fax trước 8 giờ sáng và trước 16 giờ chiều hàng ngày trong suốt thời gian có thiên tai để nắm bắt chính xác diễn biến tình hình và kịp thời chỉ đạo các biện pháp giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cấp trên.
2. Báo cáo nhanh: là báo cáo bằng văn bản do các cơ quan, đơn vị lập ngay sau khi kết thúc đợt thiên tai và gửi Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp trên để báo cáo về tình hình thiệt hại, tình trạng bị ảnh hưởng và phương án xử lý, đề xuất (nếu có).
3. Báo cáo đột xuất: khi nhận được văn bản yêu cầu báo cáo đột xuất của các cơ quan phòng, chống thiên tai cấp trên thì các cơ quan, đơn vị nhận được văn bản có trách nhiệm báo cáo theo các nội dung và thời gian yêu cầu để phục vụ các nhiệm vụ công tác phòng, chống thiên tai.
...

Như vậy, báo cáo nhanh trong phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ do các cơ quan, đơn vị lập ngay sau khi kết thúc đợt thiên tai đường bộ.

Báo cáo nhanh trong phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ được gửi cho Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp trên để báo cáo về tình hình thiệt hại, tình trạng bị ảnh hưởng và phương án xử lý, đề xuất (nếu có).

Lưu ý: Thông tư 40/2024/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lãnh đạo và chuyên viên nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai đường bộ?
Pháp luật
Quy định số lượng người trực phòng chống thiên tai ở các tỉnh là bao nhiêu? Mức hưởng và chi phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi 2024 đang ở đâu? Bão Trà Mi có ảnh hưởng Việt Nam không? Tình hình Bão Trà Mi mới nhất?
Pháp luật
Xả lũ là gì? Tại sao phải xả lũ thủy điện? Lệnh đóng cửa xả lũ lúc 12h ngày 10/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ thủy điện nào?
Pháp luật
Các nội dung nào phải đảm bảo trong công tác phòng chống thiên tai? Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ bao nhiêu năm và trên cơ sở gì?
Pháp luật
Bão krathon có vào Việt Nam không? Bão krathon vào Biển Đông khi nào? Bão krathon mạnh cấp bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
52 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào