Lãnh hải là gì? Ranh giới ngoài của lãnh hải là gì? Chính sách quản lý và bảo vệ biển được quy định như thế nào?
Lãnh hải là gì? Ranh giới ngoài của lãnh hải là gì?
Lãnh hải được quy định tại Điều 11 Luật Biển Việt Nam 2012, cụ thể như sau:
Lãnh hải
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.
Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
Theo đó, lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.
Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
Lãnh hải là gì? Ranh giới ngoài của lãnh hải là gì? Chính sách quản lý và bảo vệ biển được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chế độ pháp lý của lãnh hải được quy định như thế nào?
Chế độ pháp lý của lãnh hải được quy định tại Điều 12 Luật Biển Việt Nam 2012, cụ thể như sau:
- Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước về Luật biển năm 1982.
- Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
- Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.
Lưu ý:
(i) Tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại được quy định tại Điều 25 Luật Biển Việt Nam 2012, cụ thể như sau:
- Chính phủ quy định về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại nhằm bảo đảm an toàn hàng hải.
- Tàu thuyền nước ngoài chở dầu hoặc chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại hay nguy hiểm khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam có thể bị buộc phải đi theo tuyến hàng hải quy định cụ thể cho từng trường hợp.
(ii) Vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải được quy định tại Điều 26 Luật Biển Việt Nam 2012, cụ thể như sau:
- Để bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải, bảo vệ tài nguyên, sinh thái biển, chống ô nhiễm, khắc phục sự cố, thảm họa môi trường biển, phòng chống lây lan dịch bệnh, Chính phủ thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam.
- Việc thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế trong “Thông báo hàng hải”, theo tập quán hàng hải quốc tế, chậm nhất là 15 ngày trước khi áp dụng hoặc thông báo ngay sau khi áp dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Chính sách quản lý và bảo vệ biển được quy định như thế nào?
Chính sách quản lý và bảo vệ biển được quy định tại Điều 5 Luật Biển Việt Nam 2012, cụ thể như sau:
- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.
- Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.
- Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.
- Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.
- Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truy lĩnh lương là gì? Cách tính truy lĩnh lương như thế nào? Trường hợp nào được truy lĩnh lương hưu?
- Đăng ký doanh nghiệp bao gồm những gì? Phòng Đăng ký kinh doanh có phải chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp?
- Kỳ kế toán gồm những kỳ nào? Một đơn vị kế toán có được sử dụng nhiều hơn một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm?
- Thẩm quyền cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục? Lớp mẫu giáo độc lập tư thục bị giải thể trong trường hợp nào?
- Chi phí bảo trì công trình xây dựng định kỳ hàng năm bao gồm chi phí nào? Có phải lập dự toán chi phí bảo trì định kỳ không?