Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có được để lẫn hồ sơ lãnh sự với các giấy tờ tài liệu riêng của mình không?
- Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có được để lẫn hồ sơ lãnh sự với các giấy tờ tài liệu riêng của mình không?
- Sau khi chấm dứt hoạt động thì Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải bàn giao hồ sơ lãnh sự cho Cơ quan nào?
- Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền hạn gì?
Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có được để lẫn hồ sơ lãnh sự với các giấy tờ tài liệu riêng của mình không?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Thông tư 01/2020/TT-BNG quy định hồ sơ của Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Hồ sơ lãnh sự
1. Lãnh sự danh dự có nghĩa vụ bảo mật hồ sơ lãnh sự và không được để lẫn hồ sơ lãnh sự với các giấy tờ, tài liệu riêng của mình, đặc biệt là các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại.
...
Như vậy, Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được để lẫn hồ sơ lãnh sự với các giấy tờ, tài liệu riêng của mình, đặc biệt là các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại.
Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hình từ Internet)
Sau khi chấm dứt hoạt động thì Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải bàn giao hồ sơ lãnh sự cho Cơ quan nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Thông tư 01/2020/TT-BNG quy định hồ sơ lãnh sự như sau:
Hồ sơ lãnh sự
...
2. Lãnh sự danh dự bàn giao hồ sơ lãnh sự cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm sau khi chấm dứt hoạt động. Trong trường hợp không thể bàn giao cho cơ quan nói trên, Lãnh sự danh dự bàn giao hồ sơ lãnh sự cho người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền.
Như vậy, Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bàn giao hồ sơ lãnh sự cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm sau khi chấm dứt hoạt động.
Trường hợp không thể bàn giao cho cơ quan nói trên, Lãnh sự danh dự bàn giao hồ sơ lãnh sự cho người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền.
Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BNG quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh sự danh dự
1. Lãnh sự danh dự có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam tại nước tiếp nhận phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Lãnh sự danh dự thúc đẩy và khuyến khích các quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, du lịch giữa Việt Nam và nước tiếp nhận.
3. Lãnh sự danh dự có nhiệm vụ báo cáo định kỳ 01 (một) năm một lần (báo cáo được tính đến hết ngày 20 tháng 12 hàng năm) về kết quả hoạt động của Lãnh sự danh dự và phương hướng công tác trong thời gian tiếp theo. Các báo cáo này được gửi cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm và Cục Lãnh sự.
Khi kết thúc nhiệm kỳ, Lãnh sự danh dự có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tổng kết nhiệm kỳ cho các cơ quan nêu trên.
4. Trong khi thực hiện các chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, tập quán của Việt Nam và nước tiếp nhận, tự thu xếp trụ sở và các phương tiện làm việc cần thiết khác theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Thông tư này; bảo mật hồ sơ lãnh sự theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.
Sau khi chấm dứt hoạt động, Lãnh sự danh dự có trách nhiệm bàn giao con dấu, dấu chức danh, dấu tên, Quốc kỳ, Quốc huy, biển hiệu, Thẻ Lãnh sự danh dự và hồ sơ lãnh sự theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 18, khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 21 của Thông tư này.
5. Trong khi thực hiện các chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự có quyền liên hệ công tác và sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Thông tư này.
6. Trong khi thực hiện các chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự được Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết.
Như vậy, Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền hạn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?