Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm vụ báo cáo định kỳ bao nhiêu năm một lần?
- Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do ai có thẩm quyền bổ nhiệm?
- Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm vụ báo cáo định kỳ bao nhiêu năm một lần?
- Sau khi chấm dứt hoạt động Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm bàn giao những gì?
Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do ai có thẩm quyền bổ nhiệm?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 01/2020/TT-BNG quy định nhiệm kỳ Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Nhiệm kỳ Lãnh sự danh dự
Lãnh sự danh dự do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm với nhiệm kỳ 03 (ba) năm theo đề nghị của người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lãnh sự.
...
Theo đó, Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm với nhiệm kỳ 03 (ba) năm theo đề nghị của người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lãnh sự.
Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hình từ Internet)
Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm vụ báo cáo định kỳ bao nhiêu năm một lần?
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BNG quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh sự danh dự
1. Lãnh sự danh dự có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam tại nước tiếp nhận phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Lãnh sự danh dự thúc đẩy và khuyến khích các quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, du lịch giữa Việt Nam và nước tiếp nhận.
3. Lãnh sự danh dự có nhiệm vụ báo cáo định kỳ 01 (một) năm một lần (báo cáo được tính đến hết ngày 20 tháng 12 hàng năm) về kết quả hoạt động của Lãnh sự danh dự và phương hướng công tác trong thời gian tiếp theo. Các báo cáo này được gửi cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm và Cục Lãnh sự.
Khi kết thúc nhiệm kỳ, Lãnh sự danh dự có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tổng kết nhiệm kỳ cho các cơ quan nêu trên.
...
Như vậy, Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm vụ báo cáo định kỳ 01 (một) năm một lần (báo cáo được tính đến hết ngày 20 tháng 12 hàng năm) về kết quả hoạt động của Lãnh sự danh dự và phương hướng công tác trong thời gian tiếp theo.
Sau khi chấm dứt hoạt động Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm bàn giao những gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BNG quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh sự danh dự
...
4. Trong khi thực hiện các chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, tập quán của Việt Nam và nước tiếp nhận, tự thu xếp trụ sở và các phương tiện làm việc cần thiết khác theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Thông tư này; bảo mật hồ sơ lãnh sự theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.
Sau khi chấm dứt hoạt động, Lãnh sự danh dự có trách nhiệm bàn giao con dấu, dấu chức danh, dấu tên, Quốc kỳ, Quốc huy, biển hiệu, Thẻ Lãnh sự danh dự và hồ sơ lãnh sự theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 18, khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 21 của Thông tư này.
5. Trong khi thực hiện các chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự có quyền liên hệ công tác và sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Thông tư này.
6. Trong khi thực hiện các chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự được Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết.
Theo đó, sau khi chấm dứt hoạt động, Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm bàn giao con dấu, dấu chức danh, dấu tên, Quốc kỳ, Quốc huy, biển hiệu, Thẻ Lãnh sự danh dự và hồ sơ lãnh sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?