Lãnh sự danh dự nước Việt Nam được ủy quyền cho người khác thực hiện chức năng lãnh sự hay không?
Lãnh sự danh dự nước Việt Nam được ủy quyền cho người khác thực hiện chức năng lãnh sự hay không?
Việc Lãnh sự danh dự nước Việt Nam được ủy quyền cho người khác thực hiện chức năng lãnh sự hay không được quy định tại Điều 7 Thông tư 01/2020/TT-BNG như sau:
Nguyên tắc thực hiện chức năng lãnh sự
1. Lãnh sự danh dự thực hiện một số hoặc toàn bộ các chức năng lãnh sự quy định tại các Điều từ 8 đến 13 của Thông tư này theo sự ủy nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trên cơ sở không trái với pháp luật hoặc tập quán của nước tiếp nhận.
Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể ủy nhiệm cho Lãnh sự danh dự thực hiện những chức năng lãnh sự khác quy định tại Điều 8 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Lãnh sự danh dự không được ủy quyền cho người khác thực hiện những chức năng lãnh sự quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho phép.
Theo quy định trên, Lãnh sự danh dự nước Việt Nam không được ủy quyền cho người khác thực hiện những chức năng lãnh sự, trừ trường hợp được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho phép.
Lãnh sự danh dự nước Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Lãnh sự danh dự nước Việt Nam là gì?
Lãnh sự danh dự nước Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BNG như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh sự danh dự
1. Lãnh sự danh dự có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam tại nước tiếp nhận phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Lãnh sự danh dự thúc đẩy và khuyến khích các quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, du lịch giữa Việt Nam và nước tiếp nhận.
3. Lãnh sự danh dự có nhiệm vụ báo cáo định kỳ 01 (một) năm một lần (báo cáo được tính đến hết ngày 20 tháng 12 hàng năm) về kết quả hoạt động của Lãnh sự danh dự và phương hướng công tác trong thời gian tiếp theo. Các báo cáo này được gửi cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm và Cục Lãnh sự.
Khi kết thúc nhiệm kỳ, Lãnh sự danh dự có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tổng kết nhiệm kỳ cho các cơ quan nêu trên.
4. Trong khi thực hiện các chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, tập quán của Việt Nam và nước tiếp nhận, tự thu xếp trụ sở và các phương tiện làm việc cần thiết khác theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Thông tư này; bảo mật hồ sơ lãnh sự theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.
Sau khi chấm dứt hoạt động, Lãnh sự danh dự có trách nhiệm bàn giao con dấu, dấu chức danh, dấu tên, Quốc kỳ, Quốc huy, biển hiệu, Thẻ Lãnh sự danh dự và hồ sơ lãnh sự theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 18, khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 21 của Thông tư này.
5. Trong khi thực hiện các chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự có quyền liên hệ công tác và sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Thông tư này.
6. Trong khi thực hiện các chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự được Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết.
Theo đó, Lãnh sự danh dự nước Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 14 nêu trên.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự nước Việt Nam gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 01/2020/TT-BNG thì hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Lãnh sự danh dự nước Việt Nam gồm những tài liệu sau:
+ Thư gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nêu nguyện vọng làm Lãnh sự danh dự, trong đó cam kết nếu được bổ nhiệm sẽ tự bảo đảm mọi chi phí cho hoạt động của Lãnh sự danh dự, không nhận lương từ Chính phủ Việt Nam, tôn trọng pháp luật và tập quán của Việt Nam và nước tiếp nhận. Trong thư nêu rõ nơi dự kiến đặt trụ sở làm việc của Lãnh sự danh dự và khu vực lãnh sự.
+ Sơ yếu lý lịch có dán 01 (một) ảnh cỡ 4x6 cm (ảnh mới chụp, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu).
+ 02 (hai) ảnh cỡ 2x3 cm để làm Thẻ Lãnh sự danh dự (ảnh mới chụp, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu).
+ Bản sao có chứng thực hộ chiếu. Trong trường hợp là công dân Việt Nam hoặc công dân nước thứ ba thì cần nộp bản sao có chứng thực hộ chiếu và Thẻ thường trú tại nước tiếp nhận.
+ Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận cấp không quá 01 (một) năm tính đến ngày nộp hồ sơ.
+ Chương trình, kế hoạch hành động dự kiến.
Lưu ý: Các giấy tờ tiếng nước ngoài trong hồ sơ phải được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng Việt và chứng thực chữ ký người dịch theo quy định.
Lý lịch tư pháp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi dịch và chứng thực chữ ký người dịch, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?