Lãnh thổ Việt Nam có bao nhiêu vùng khí hậu xây dựng? Đặc điểm của các vùng khí hậu xây dựng Việt Nam?
Lãnh thổ Việt Nam có bao nhiêu vùng khí hậu xây dựng?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2022/BXD về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BXD thì lãnh thổ Việt Nam được phân chia thành 7 vùng khí hậu xây dựng:
(1) Vùng Tây Bắc (vùng I);
(2) Vùng trung du - miền núi Việt Bắc và Đông Bắc (vùng II);
(3) Vùng đồng bằng Bắc Bộ (vùng III);
(4) Vùng Bắc Trung Bộ (vùng IV);
(5) Vùng Nam Trung Bộ (vùng V);
(6) Vùng Tây Nguyên (vùng VI);
(7) Vùng Nam Bộ (Vùng VII).
Lãnh thổ Việt Nam có bao nhiêu vùng khí hậu xây dựng? (Hình từ Internet)
Mỗi vùng khí hậu xây dựng Việt Nam có đặc điểm như thế nào?
Theo Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2022/BXD về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BXD đặc điểm của các vùng khí hậu xây dựng Việt Nam được thể hiện cụ thể như sau:
(1) Vùng I - Vùng Tây Bắc: Được tách bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn với đường ranh giới nằm ở sườn đông dọc theo đường đẳng trị chỉ số cán cân nhiệt CCN1,I= -350 cal/phút (gọi tắt là đường đẳng trị CCN1,I). Dãy núi này cũng là ranh giới phân chia ảnh hưởng của thời tiết “khô lạnh” và thời tiết “nồm ẩm” của thời kỳ mùa xuân giữa 2 vùng núi của Bắc Bộ. Do ảnh hưởng khác nhau của 2 hiện tượng này đã dẫn đến sự khác nhau về mức độ nóng, lạnh trong một thời kỳ dài của nửa đầu năm. Đây là các yếu tố tác động nhất định đến các giải pháp kiến trúc.
Tuy nhiên, do độ cao trung bình khá lớn nên đặc điểm khí hậu cơ bản của vùng này vẫn là vùng có mùa đông lạnh với giải pháp chống lạnh chiếm ưu thế. Đây là vùng tồn tại đồng thời cả 3 vành đai khí hậu theo độ cao. Khí hậu của vùng núi Tây Bắc được giới hạn về phía nam bởi vùng núi thuộc phía Tây tỉnh Hòa Bình, do tác động trực tiếp của không khí cực đới sau khi qua Đồng bằng Bắc Bộ trên phần lớn tỉnh Hòa Bình, đã mang vào đây những đặc điểm cơ bản của khí hậu vùng phía đông và vùng đồng bằng Bắc Bộ với sự tồn tại của mùa “nồm ẩm” và nhiệt độ thấp trong mùa đông.
(2) Vùng II - Vùng trung du - miền núi Việt Bắc và Đông Bắc: Đây là vùng thuộc phía Đông Hoàng Liên Sơn, được tách bởi đường đẳng trị CCN1,I= -350 cal/phút kết hợp với đường đẳng trị CCNVII= 600 cal/phút.
Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất so với cả nước, mặc dù thực tế vẫn có nhiệt độ rất thấp trên các vùng núi cao của Tây Bắc song trên cùng độ cao thì nhiệt độ ở vùng này cao hơn đáng kể. Trên cùng một đai cao, biện pháp chống lạnh ở Đông Bắc là quan trọng nhất. Là vùng núi nên khí hậu phân hóa mạnh mẽ theo độ cao địa hình, trong vùng tồn tại cả 3 vành đai khí hậu.
(3) Vùng III - Vùng Đồng bằng Bắc Bộ: Đây là vùng có mức độ lạnh về mùa đông kém hơn so với vùng Đông Bắc nhưng cao hơn so với vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Nó được giới hạn bởi các đường đẳng trị CCN1,I = -350 cal/phút và ∆CCNnăm = 1 000 cal/phút về phía bắc và tây. Nó được tách khỏi Bắc Trung Bộ bởi ảnh hưởng của thời tiết khô nóng do ảnh hưởng của gió tây khô nóng (gió Lào), được phân định bằng chỉ số nhiệt ẩm tương đương CSAIV-VII lớn hơn 2 và CSAVII lớn hơn 2, số ngày “khô nóng” cả năm nhỏ hơn 10.
Đây là vùng có mùa hè nóng và ẩm nhưng hầu như không có ảnh hưởng của gió tây khô nóng. Trong toàn vùng, khí hậu khá đồng nhất, chịu ảnh hưởng mạnh của bão và các đặc trưng khác của biển.
(4) Vùng IV - Vùng Bắc Trung Bộ: Được giới hạn về phía Nam bởi đường ranh giới miền, đặc trưng bởi sự giảm yếu dần của mức độ lạnh về mùa đông, chịu ảnh hưởng mạnh của thời tiết khô nóng trong thời kỳ xuân-hè.
Đây là vùng có sự khác biệt đáng kể về mùa mưa - ẩm so với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, CSAIV-VII nhỏ hơn 2 và CSAVII nhỏ hơn 2. Địa hình không đồng nhất, tồn tại cả ảnh hưởng của độ cao địa hình, chủ yếu là vành đai khí hậu núi thấp và một phần không lớn thuộc vành đai khí hậu núi giữa.
Hầu hết phần này nằm ở phần đông của dãy Trường Sơn, đón gió mùa đông bắc và gió biển, song cũng có một số khu vực thung lũng và núi thấp nằm khuất sau các khối núi cao hơn ở phía Đông nên có một số đặc điểm của khí hậu phía tây như khu vực cực tây của Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Khu vực Bắc Trung Bộ là khu vực chịu tác động lớn bởi hiện tượng gió tây khô nóng từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, gây ra điều kiện thời tiết khắc nghiệt khô và nóng. Trong thời kỳ hoạt động của gió tây khô nóng, độ ẩm thấp nhất có thể xuống đến 30 % và nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 43 ºC. Ngược lại, trong các tháng cuối năm (từ tháng 10 đến tháng 12), do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và nhiễu động trên biển, khu vực này thường xuất hiện mưa lớn dồn dập.
(5) Vùng V - Vùng Nam Trung Bộ: Được tách khỏi đồng bằng Nam Bộ chủ yếu do tác động của thời tiết khô nóng, trên cơ sở các chỉ tiêu về ẩm (CSA > 2) và số ngày có thời tiết khô nóng (NKN > 10). Khí hậu ở vùng này không thật sự đồng nhất, có sự phân hóa theo độ cao. Phần lớn các khu vực núi thuộc vành đai khí hậu núi thấp, một phần nhỏ thuộc vành đai núi giữa và toàn bộ chúng đều nằm ở mặt phía đông.
Ranh giới phía tây được phân chủ yếu dựa vào đường CCN1,0= 0 cal/phút và phần phía nam là đường phân giới mức độ ảnh hưởng của gió tây khô nóng (số ngày khô nóng do gió Lào gây ra lớn hơn 10 ngày).
Là khu vực phân giới sự khác biệt của mùa mưa, mức độ ẩm do hệ quả khác nhau của gió mùa Tây Nam. Đường ranh giới này nằm ở khoảng giữa 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, gần như tách hẳn Bình Thuận sang vùng khí hậu Nam Bộ.
(6) Vùng VI - Vùng Tây Nguyên: Được tách bởi đường đẳng trị ∆CCNnăm = 700 cal/phút, CCN1,I = 0. Không khí cực đới về mùa đông nhưng vẫn tồn tại mùa đông khá lạnh trên nhiều khu vực (CCNI < 0 cal/phút, CCN1,I < 0 cal/phút) do ảnh hưởng của độ cao địa hình.
Trên Tây Nguyên không có sự khác nhau đáng kể về mức độ lạnh trong mùa đông nhưng sự khác nhau giữa mùa lạnh và mùa nóng rất ít, tức là chỉ có một mùa nhiệt hàng năm.
Là vùng núi, Tây Nguyên cũng tồn tại cả 3 vành đai khí hậu với những cao nguyên rộng có khí hậu khá đồng nhất theo đặc tính của các đai cao tương ứng. Do sườn tây nên Tây Nguyên không có ảnh hưởng của “gió Lào” gây ra thời tiết khô nóng.
(7) Vùng VII - Vùng Nam Bộ: Được tách khỏi 2 vùng trên bởi đường ranh giới phía nam của vùng khí hậu Tây Nguyên và ven biển Nam Trung Bộ. Đây là vùng có khí hậu khá đồng nhất, mang những đặc điểm điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chống nóng là đối tượng trọng yếu nhất trong các giải pháp phòng tránh đối với công trình xây dựng.
Riêng đối với vùng biển, ghép các đảo vào các vùng khí hậu đã được phân chia trên đất liền có điều kiện khí hậu gần tương tự.
Các đảo nằm ở bắc vĩ độ 20,83oN ghép vào vùng khí hậu Đông Bắc
Các đảo nằm giữa vùng vĩ độ trên và vĩ độ 16,83°N ghép vào vùng khí hậu Đồng bằng Bắc Bộ hoặc Bắc Trung Bộ.
Các đảo nằm ở phía nam vĩ độ 16,83°N ghép vào vùng khí hậu đồng bằng Nam Bộ.
Mùa khí hậu Việt Nam trong xây dựng được phân chia thế nào?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2022/BXD về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BXD thì Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Lãnh thổ Việt Nam được chia làm 2 miền Bắc và Nam với khí hậu khác biệt:
- Miền Bắc (từ 16 độ vĩ bắc, ngang với đèo Hải Vân, trở ra phía bắc): Có mùa đông lạnh. Vùng đồng bằng tháng lạnh có nhiệt độ trung bình từ 10 ºC đến 15 ºC.
- Miền Nam (từ 16 độ vĩ bắc, ngang với đèo Hải Vân, trở vào phía nam): Không có mùa đông lạnh. Vùng đồng bằng quanh năm nóng và chia ra 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10, mùa khô từ tháng 11 tới tháng 4.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?