Lao động nữ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì có được bỏ việc mà không báo trước không?
- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc có là 1 trong 7 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động không?
- Lao động nữ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì có được bỏ việc mà không báo trước không?
- Lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động được quyền sa thải đúng không?
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc có là 1 trong 7 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động không?
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc có là 1 trong 7 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động không thì tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 có quy định 7 hành vi bị nghiêm cấm sau đây:
(1) Phân biệt đối xử trong lao động.
(2) Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
(3) Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
(4) Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
(5) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
(6) Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
(7) Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Theo đó, quấy rối tình dục tại nơi làm việc là 1 trong 7 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động theo quy định của pháp luật.
Lao động nữ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì có được bỏ việc mà không báo trước không? (Hình từ Internet)
Lao động nữ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì có được bỏ việc mà không báo trước không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
...
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Theo đó, quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một trong các hành vi mà người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước.
Như vậy, trường hợp lao động nữ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước với người sử dụng lao động.
Lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động được quyền sa thải đúng không?
Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Theo đó, trong trường hợp người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động thì người sử dụng lao động có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
Như vậy, lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động thì người sử dụng lao động có quyền sa thải lao động nam đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?