Lao động nữ lái xe ôm công nghệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo thì có được hưởng chế độ thai sản hay không?
- Bảo hiểm xã hội là gì theo quy định của pháp luật hiện hành?
- Lao động nữ lái xe ôm công nghệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo có được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội hay không?
- Lao động nữ lái xe ôm công nghệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Bảo hiểm xã hội là gì theo quy định của pháp luật hiện hành?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội,
Lao động nữ lái xe ôm công nghệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo có được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Lao động nữ lái xe ôm công nghệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo có được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội hay không? (Hỉnh từ Internet)
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP về hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, cụ thể:
a) Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;
b) Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.
2. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
3. Phương thức hỗ trợ:
a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng bảo hiểm xã hội phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện do cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ định;
b) Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền, ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội;
c) Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội mỗi quý một lần; chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào quỹ bảo hiểm xã hội của năm đó.
4. Kinh phí hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành; ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các địa phương ngân sách khó khăn.
Như vậy, lao động nữ lái xe ôm công nghệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, cụ thể bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo.
Lao động nữ lái xe ôm công nghệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
...
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về các chế độ bảo hiểm xã hội
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Như vậy, có thể thấy rằng khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người lao động nữ chỉ được hưởng 02 chế độ là chế độ hưu trí và tử tuất và Bảo hiểm xã hội tự nguyện không có chế độ thai sản.
Vì vậy, trong trường hợp lao động nữ lái xe ôm công nghệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì không hưởng chế độ thai sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?