Lao động nữ sẩy thai có được nghỉ dưỡng sức theo chỉ định của bác sĩ? Công ty hay cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền quyết định số ngày nghỉ dưỡng sức?

Em đang thắc mắc là do em sẩy thai 13 tuần nên em vừa được công ty cho nghỉ theo chế độ của BHXH. Vậy sau này quay lại làm việc thì em xin thêm để nghỉ dưỡng sức được không? Công ty hay cơ quan BHXH hay bác sĩ sẽ có quyền quyết định số ngày nghỉ dưỡng sức cho em? Vì bác sĩ có cho giấy nghỉ hưởng BHXH, em có thể nghỉ theo chỉ định của bác sĩ được không? Chồng em có được nghỉ chăm sóc em khi em bị sẩy thai không?

Các chế độ bảo hiểm xã hội?

Căn cứ tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

"Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định."

Về các nguyên tắc bảo hiểm xã hội, được quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau:

- Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

- Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Điều kiện để lao động nữ được nghỉ dưỡng sức sau khi sẩy thai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

“Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:…”

Như vậy, khi bạn bị sảy thai thì bạn thuộc trường hợp được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Căn cứ khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời giannghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.”

Như vậy, bạn bị sảy thai mà trong thời gian 30 ngày đầu làm việc sức khỏe chưa phục hồi thì bạn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày.

Chế độ thai sản đối với lao động nữ sẩy thai

Chế độ thai sản đối với lao động nữ sẩy thai (Ảnh minh họa)

Lao động nữ sẩy thai có được nghỉ dưỡng sức theo chỉ định của bác sĩ không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.”

Như vậy, số ngày được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe thai sản của bạn là do công ty bạn và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trong trường hợp nơi bạn làm việc chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do công ty quyết định. Vì vậy, bạn sẽ không được nghỉ dưỡng sức theo số ngày nghỉ chỉ định của bác sĩ.

Chồng có được nghỉ để chăm sóc vợ sẩy thai không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.”

Như vậy, với trường hợp sẩy thai thì pháp luật có quy định về chế độ, thời gian hưởng chế độ thai sản đối với người vợ tham gia bảo hiểm xã hội, còn chồng thì không được nghỉ theo quy định của luật. Do đó, khi bạn bị sẩy thai thì chồng bạn không được bảo hiểm cho nghỉ để chăm sóc vợ mà vẫn được hưởng lương.

Nghỉ dưỡng sức
Lao động nữ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lao động nữ sinh tháng 12/1973 khi nào được hưởng lương hưu?
Pháp luật
Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày thì công ty có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sau khi sẩy thai cần đảm bảo quy định như thế nào? Lao động nữ sẩy thai được nghỉ dưỡng sức, phục hồi theo sự chỉ định của ai?
Pháp luật
Điều kiện đối với lao động nữ đi làm sớm sau sinh là gì? Lao động nữ đi làm sớm trước 01 tháng sau khi sinh thì có phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hay không?
Pháp luật
Thời gian nghỉ của lao động nữ trong chu kỳ hành kinh theo quy định hiện hành là bao nhiêu? Lao động nữ trong chu kỳ kinh nguyệt không có nhu cầu nghỉ có được tính là làm thêm giờ không?
Pháp luật
Thời điểm nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh vào ngày nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Chưa hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có được đi làm không? Nếu có thì quyền lợi thay đổi ra sao?
Pháp luật
Có phải mọi lao động nữ đang mang thai từ tháng thứ 7 trở đi được về sớm trước giờ tan làm 1 giờ không?
Pháp luật
Thời gian được nghỉ dưỡng sức sau khi sinh con là khi nào? Số ngày nghỉ dưỡng sức tối đa khi sinh thường là bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Những quyền lợi, chế độ dành riêng cho người lao động nữ mang thai hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Lao động nữ đang trong thời gian mang thai nhưng tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng mà không có lý do chính đáng thì bị xử lý kỷ luật sa thải đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghỉ dưỡng sức
24,717 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghỉ dưỡng sức Lao động nữ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghỉ dưỡng sức Xem toàn bộ văn bản về Lao động nữ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào