Lao động thử việc cần làm gì khi doanh nghiệp không trả lương với lý do không bàn giao công việc trước khi nghỉ?
- Lao động thử việc có quyền kết thúc hợp đồng thử việc trước thời hạn không?
- Doanh nghiệp không trả lương cho lao động thử việc do không bàn giao công việc trước khi nghỉ thì có trái pháp luật không?
- Lao động thử việc cần làm gì khi doanh nghiệp không trả lương với lý do không bàn giao công việc trước khi nghỉ?
Lao động thử việc có quyền kết thúc hợp đồng thử việc trước thời hạn không?
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc kết thúc hợp đồng thử việc như sau:
Kết thúc thời gian thử việc
...
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, lao động thử việc và cả phía doanh nghiệp đều có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Lao động thử việc cần làm gì khi doanh nghiệp không trả lương với lý do không bàn giao công việc trước khi nghỉ? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp không trả lương cho lao động thử việc do không bàn giao công việc trước khi nghỉ thì có trái pháp luật không?
Tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền lương thử việc như sau:
Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Theo quy định vừa nêu thì tiền lương của lao động thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về vấn đề kết thúc thử việc như sau:
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
....
Từ quy định trên thì có thể thấy pháp luật không có quy định về việc lao động thử việc phải bàn giao công việc trước khi nghỉ.
Trường hợp phía người lao động nghỉ việc do trong quá trình thử việc thì doanh nghiệp phải thanh toán đủ số tiền lương thử việc theo quy định.
Doanh nghiệp không thể lấy lý do lao động thử việc không thực hiện bàn giao công việc trước khi nghỉ để không trả lương cho lao động thử việc, hành vi này là vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên trong trường hợp trong hợp đồng thử việc có quy định về việc "bàn giao công việc trước khi nghỉ" thì lao động thử việc phải chấp hành theo hợp đồng đã ký kết.
Lao động thử việc cần làm gì khi doanh nghiệp không trả lương với lý do không bàn giao công việc trước khi nghỉ?
Tại Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, pháp luật chỉ quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp về vi phạm quy định về thử việc nếu có một trong các hành vi sau:
- Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;
- Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định.
- Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
- Thử việc quá thời gian quy định;
- Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
- Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
Tuy nhiên, lại không có hành vi nào về việc không trả lương cho lao động thử việc.
Trường hợp trong hợp đồng thử việc quy định về việc "bàn giao công việc trước khi nghỉ" và doanh nghiệp lấy lý do "không bàn giao công việc" để không phải trả lương thử việc thì người lao động có thể thực hiện các cách sau:
* Khiếu nại (Điều 5, Điều 15 và Điều 19 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)
Lao động thử việc thực hiện khiếu nại lần đầu tới doanh nghiệp. Thời gian thụ lý khiếu nại trong vòng 07 ngày làm việc và thời hạn giải quyết là không quá 30 ngày hoặc 45 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.
Nếu quá thời hạn trên mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết của phía doanh nghiệp thì lao động thử việc có thể khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Trường hợp phải khiếu nại lần 2 , lao động thử việc cần khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.
Thời hiệu khiếu nại lần 2 là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu. Thời hạn thụ lý là 07 ngày làm việc và thời hạn giải quyết là 45 ngày hoặc 60 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.
Nếu không được giải quyết đúng hạn hoặc không đồng ý với việc giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì lao động thử việc có thể khởi kiện tới Tòa án.
* Tố cáo (Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)
Lao động thử việc có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm theo đó là các bằng chứng vi phạm của công ty.
Thời hạn giải quyết là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (Điều 30 Luật Tố cáo 2018).
Trong quá trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý khiếu nại, tố cáo mà xác minh có hành vi vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định, đồng thời còn phải giải quyết quyền lợi chính đáng cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?