Lập bãi giữ xe dưới lòng đường cho người xem pháo hoa đêm giao thừa dịp Tết Nguyên đán được không?
- Lập bãi giữ xe dưới lòng đường cho người xem pháo hoa đêm giao thừa dịp Tết Nguyên đán được không?
- Việc lập bãi giữ xe dưới lòng đường cho người xem pháo hoa đêm giao thừa dịp Tết Nguyên đán phải đáp ứng điều kiện gì?
- Lập bãi giữ xe tự phát dưới lòng đường cho người xem pháo hoa đêm giao thừa dịp Tết Nguyên đán bị phạt bao nhiêu tiền?
Lập bãi giữ xe dưới lòng đường cho người xem pháo hoa đêm giao thừa dịp Tết Nguyên đán được không?
Theo quy định tại Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì lòng đường bộ và vỉa hè chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
Tuy nhiên, theo Điều 25b Nghị định 11/2010/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP) quy định về sử dụng tạm thời một phần lòng đường bộ không vào mục đích giao thông như sau:
Sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông
1. Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
2. Lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây:
a) Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó;
b) Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
3. Vị trí lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
a) Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị;
b) Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cho một chiều đi;
c) Lòng đường có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời lòng đường được quy định tại Điều này.
Theo quy định trên, có thể sử dụng lòng đường tạm thời không vào mục đích giao thông để lập điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó.
Thời khắc giao thừa Tết Nguyên đán là một trong những thời điểm mà các thành phố trực thuộc trung ương được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp theo quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, đo đó, có thể xem đây là một ngày hội (lễ hội) được tổ chức trong dịp Tết Nguyên đán.
Như vậy, chỉ được lập bãi giữ xe ô tô tạm thời dưới lòng đường cho người xem pháo hoa đêm giao thừa dịp Tết Nguyên đán.
Lập bãi giữ xe dưới lòng đường cho người xem pháo hoa đêm giao thừa dịp Tết Nguyên đán được không? (Hình từ Internet)
Việc lập bãi giữ xe dưới lòng đường cho người xem pháo hoa đêm giao thừa dịp Tết Nguyên đán phải đáp ứng điều kiện gì?
Việc lập bãi giữ xe phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 25c Nghị định 11/2010/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP) như sau:
- Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông, giữ xe có thu phí không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
- Vị trí lòng đường được phép sử dụng tạm thời có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời và phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
+ Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị;
+ Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cơ giới và 01 làn xe thô sơ cho một chiều đi;
+ Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét.
Ngoài ra, việc lập bãi giữ xe ô tô tạm thời dưới lòng đường cho người xem pháo hoa đêm giao thừa dịp Tết Nguyên đán phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. Trình tự, thủ tục về cho phép sử dụng tạm thời lòng đường làm bãi giữ xe do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
Lập bãi giữ xe tự phát dưới lòng đường cho người xem pháo hoa đêm giao thừa dịp Tết Nguyên đán bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, sử dụng lòng đường trái phép là một hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm về xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm về xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải đồng ý theo quy định;
...
Theo đó, có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức lập bãi giữ xe dưới lòng đường cho người xem pháo hoa đêm giao thừa dịp Tết Nguyên đán khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải đồng ý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?