Lập biên bản vi phạm hành chính không đủ nội dung thì có bị hủy quyết định xử phạt hành chính không?
Việc lập biên bản vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
Lập biên bản vi phạm hành chính
...
2. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
3. Biên bản vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian, địa điểm lập biên bản;
b) Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
d) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
đ) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
e) Quyền và thời hạn giải trình.
...
8. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập đúng nội dung, hình thức, thủ tục theo quy định của Luật này và là căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 63 của Luật này và trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Theo quy định trên thì biên bản UBND huyện lập không đảm bảo nội dung chủ yếu được quy định.
Việc lập biên bản vi phạm hành chính không đủ nội dung thì không dùng làm căn cứ để ra quyết định xử phạt được.
Việc Chủ tịch UBND huyện dựa trên biên bản vi phạm hành chính được lập trái với luật để ra quyết định xử phạt là chưa phù hợp.
Tải về mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất 2023: Tại Đây
Lập biên bản vi phạm hành chính không đủ nội dung thì có bị hủy quyết định xử phạt hành chính không? (Hình từ Internet)
Có thể hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành không đúng không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 13 Nghị định 118/2021/NĐ-CP như sau:
Hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính
1. Người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
c) Vi phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định;
...
3. Trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều này, nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới, thì người đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới.
Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 118/2021/NĐ-CP sau khi hủy quyết định, nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới thì Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định mới.
Trường hợp anh nêu, vì việc lập biên bản vi phạm hành chính không đủ nội dung nên cần lập lại biên bản vi phạm hành chính, từ đó mới có căn cứ để ban hành quyết định mới. Nếu biên bản vi phạm hành chính đã phù hợp với quy định pháp luật nhưng có một số tình tiết chưa rõ cần xác minh thêm thì lúc này mới tiến hành xác minh theo quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Nếu đơn vị không muốn hủy bỏ quyết định xử phạt hành chính, cũng không bị cơ quan chức năng tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 phát hiện ra sai phạm. Bà anh cũng không thực hiện khiếu nại quyết định xử phạt hành chính thì đơn vị vẫn có thể tiếp tục thi hành quyết định xử phạt hành chính và thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính theo Điều 86, Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, sẽ có rủi ro cho đơn vị nếu cấp có thẩm quyền phát hiện quyết định xử phạt hành chính ban hành trái quy định hoặc bà anh khiếu nại dẫn đến cấp có thẩm quyền phát hiện quyết định xử phạt hành chính ban hành trái quy định thì quyết định xử phạt, quyết định cưỡng chế cũng hủy bỏ theo.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là bao lâu?
Theo Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.
…
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
…”
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm kể từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm của bà anh. UBND huyện phát hiện vi phạm của bà anh đến thời điểm hiện tại đã hơn 02 năm do đó không ra quyết định xử phạt được mà chỉ ban hành quyết định biện pháp khắc phục hậu quả theo Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Nếu bà anh không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì UBND huyện thực hiện cưỡng chế thi hành theo theo Điều 86, Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?