Lập dự toán thu ngân sách nhà nước tại cơ quan thu ngân sách nhà nước như thế nào? Thu ngân sách nhà nước gồm những khoản nào?
Chỉ cơ quan thu ngân sách được tổ chức thu ngân sách đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:
Tổ chức thu ngân sách nhà nước
1. Cơ quan thu ngân sách là cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.
2. Chỉ cơ quan thu ngân sách được tổ chức thu ngân sách.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì chỉ cơ quan thu ngân sách nhà nước được tổ chức thu ngân sách.
Theo đó, cơ quan thu ngân sách nhà nước bao gồm:
- Cơ quan tài chính;
- Cơ quan thuế;
- Cơ quan hải quan;
- Cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.
Lập dự toán thu ngân sách nhà nước tại cơ quan thu ngân sách nhà nước như thế nào? Thu ngân sách nhà nước gồm những khoản nào? (Hình từ Internet)
Lập dự toán thu ngân sách nhà nước tại cơ quan thu ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Lập dự toán thu ngân sách nhà nước tại cơ quan thu ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 24 Nghị định 163/2016/NĐ-CP như sau:
(1) Cục Thuế:
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ thuộc phạm vi quản lý gửi Tổng cục Thuế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Hướng dẫn cơ quan thuế trực thuộc lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gửi Ủy ban nhân dân, cơ quan tài chính và cơ quan kế hoạch và đầu tư, bảo đảm yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách của địa phương.
(2) Cục Hải quan
Lập dự toán thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hàng nhập khẩu, các khoản thu khác có liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý và theo địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Tổng cục Hải quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
(3) Các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao thu ngân sách nhà nước từ các khoản phí, lệ phí phải lập dự toán thu các khoản thu phí, lệ phí được giao gửi cơ quan thuế và cơ quan tài chính cùng cấp.
Thu ngân sách nhà nước bao gồm những khoản nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, thu ngân sách nhà nước gồm các khoản sau đây:
(1) Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.
(2) Lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
(3) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ.
(4) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.
(5) Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, gồm:
- Lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
- Các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế;
- Thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước;
- Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước;
- Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (bao gồm cả gốc và lãi), trừ vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
(6) Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
(7) Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước quản lý.
(8) Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng khu vực biển; tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
(9) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; thu cấp quyền khai thác khoáng sản, thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
(10) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật.
(11) Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
(12) Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cho cơ quan nhà nước ở địa phương.
(13) Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 11 Luật ngân sách nhà nước.
(14) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn về chính sách miễn, giảm tiền thuê đất bởi Tổng cục Thuế tại Công văn 5516/TCT-CS thế nào?
- Mức hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trang thiết bị cho hợp tác xã từ nguồn vốn đầu tư công? Hình thức hỗ trợ?
- Hướng dẫn phân loại dự án đầu tư xây dựng theo Nghị định 15? Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc nào?
- Tạm dừng bổ nhiệm tuyển dụng công chức từ 1/12/2024 đến khi nào theo thông tin mới nhất của Bộ Chính trị?
- Mẫu giấy mời tham dự ngày kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Cựu chiến binh ngắn gọn, ý nghĩa? Tải về?