Lập khống chứng từ để chi 2 lần chế độ hội nghị thì người lập hay người ra lệnh lập chứng từ phải chịu bồi hoàn toàn bộ số tiền chi sai?
- Lập khống chứng từ để chi 2 lần chế độ hội nghị thì người lập hay người ra lệnh lập chứng từ phải chịu bồi hoàn toàn bộ số tiền chi sai?
- Người lập khống chứng từ để chi 2 lần chế độ hội nghị sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập khống chứng từ để chi 2 lần chế độ hội nghị là bao lâu?
Lập khống chứng từ để chi 2 lần chế độ hội nghị thì người lập hay người ra lệnh lập chứng từ phải chịu bồi hoàn toàn bộ số tiền chi sai?
Căn cứ Điều 18 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước như sau:
Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
...
3. Chi không có dự toán, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; chi không đúng dự toán ngân sách được giao; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục đích; tự đặt ra các khoản chi trái với quy định của pháp luật.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 14 Thông tư 40/2017/TT-BTC có quy định như sau:
Quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện
...
6. Những khoản chi công tác phí, chi hội nghị không đúng quy định tại Thông tư này khi kiểm tra phát hiện, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính các cấp, cơ quan thanh tra, cơ quan Kiểm toán Nhà nước có quyền xuất toán và yêu cầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm hoàn trả nguồn kinh phí đã chi hoặc thu hồi nộp ngân sách nhà nước nếu chi từ nguồn ngân sách nhà nước. Người ra lệnh chi sai phải bồi hoàn toàn bộ số tiền chi sai đó cho cơ quan, đơn vị, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
...
Theo đó, pháp luật nghiêm cấm các hành vi như lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục đích; tự đặt ra các khoản chi trái với quy định của pháp luật.
Trường hợp một đơn vị lập khống chứng từ để chi 2 lần chế độ hội nghị thì người ra lệnh chi sẽ là người phải bồi hoàn toàn bộ số tiền chi sai đó cho cơ quan, đơn vị, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Lập khống chứng từ để chi 2 lần chế độ hội nghị thì người lập hay người ra lệnh lập chứng từ phải chịu bồi hoàn toàn bộ số tiền chi sai? (Hình từ Internet)
Người lập khống chứng từ để chi 2 lần chế độ hội nghị sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 55 Nghị định 63/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Hành vi lập hồ sơ, chứng từ sai chế độ quy định và hành vi lập hồ sơ, chứng từ sai so với hồ sơ, chứng từ gốc tại đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi các khoản chi vượt định mức chi về số lượng, giá trị;
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi đối với các khoản đã chi từ việc lập hồ sơ, chứng từ sai chế độ quy định và các khoản chi sai từ việc lập hồ sơ, chứng từ sai so với nội dung trên hồ sơ, chứng từ gốc tại đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 63/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) có quy định như sau:
Áp dụng mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền quy định tại mục 1, mục 2, mục 3 và mục 4 Chương II, mục 1 Chương III, mục 1 Chương IV, mục 1 và mục 2 Chương V Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (trừ quy định tại Điều 17, Điều 23, Điều 27 Nghị định này).
...
Theo quy định trên thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi lập chứng từ để chi sai, chi vượt định mức (chi 2 lần chế độ hội nghị cho cùng 1 lần) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Đối với cá nhân có hành vi lập chứng từ để chi sai, chi vượt định mức thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập khống chứng từ để chi 2 lần chế độ hội nghị là bao lâu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 63/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước quy định tại Nghị định này là 01 năm. Riêng các hành vi vi phạm hành chính đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập khống chứng từ để chi 2 lần chế độ hội nghị là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?