Lắp loa trên xe ô tô gây mất trật tự an toàn giao thông đường bộ xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?

Lắp loa trên xe ô tô gây mất trật tự an toàn giao thông đường bộ là hành vi vi phạm pháp luật đúng không? Lắp loa trên xe ô tô gây mất trật tự an toàn giao thông đường bộ xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?

Lắp loa trên xe ô tô gây mất trật tự an toàn giao thông đường bộ là hành vi vi phạm pháp luật đúng không?

Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
...
15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; đe doạ, cưỡng ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người theo quy định của pháp luật.
16. Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe cơ giới, xe máy chuyên dùng gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
17. Sản xuất, sử dụng, mua, bán trái phép biển số xe; điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng gắn biển số xe không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gắn biển số xe không đúng vị trí; bẻ cong, che lấp biển số xe; làm thay đổi chữ, số, màu sắc, hình dạng, kích thước của biển số xe.
...

Như vậy, hành vi lắp loa (thiết bị âm thanh) trên xe ô tô và sử dụng gây mất trật tự an toàn giao thông đường bộ là một hành vi vi phạm pháp luật.

Lắp loa trên xe ô tô gây mất trật tự an toàn giao thông đường bộ xử phạt hành chính bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:

Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
...
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không làm thủ tục thu hồi chứng nhận đăng ký xe; biển số xe; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
c) Không làm thủ tục đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định;
d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số xe, chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3; điểm i khoản 5 Điều 20 của Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3; điểm i khoản 5 Điều 20 của Nghị định này;
...
k) Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
...
19. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
...
h) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 3, điểm k khoản 7 Điều này buộc tháo dỡ thiết bị âm thanh, ánh sáng lắp đặt trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
...

Như vậy, trường hợp chủ xe ô tô có hành vi lắp loa, sử dụng loa trên xe ô tô gây mất trật tự an toàn giao thông đường bộ thì bị phạt hành chính với mức tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (đối với cá nhân) hoặc 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng (đối với tổ chức).

Ngoài mức phạt hành chính nêu trên, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi lắp loa và sử dụng trên xe ô tô gây mất trật tự an toàn giao thông đường bộ còn buộc phải tháo dỡ loa lắp đặt trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Lắp loa trên xe ô tô gây mất trật tự an toàn giao thông đường bộ xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?

Lắp loa trên xe ô tô gây mất trật tự an toàn giao thông đường bộ xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định thế nào?

Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định tại Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, cụ thể như sau:

(1) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

(2) Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.

(3) Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

(4) Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.

(5) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

(6) Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.

(7) Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

An toàn giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lắp loa trên xe ô tô gây mất trật tự an toàn giao thông đường bộ xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
Pháp luật
Nhà nước có hợp tác quốc tế về trật tự an toàn giao thông đường bộ không? Trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ?
Pháp luật
Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh trung học phổ thông, học sinh cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Pháp luật
Thời gian kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ? Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra?
Pháp luật
Thời gian tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ? Cần mang theo giấy tờ gì khi dự kiểm tra?
Pháp luật
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định thế nào?
Pháp luật
Hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì? Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải tuân thủ quy định gì?
Pháp luật
Năm 2025, chỉ được mở cửa xe khi nào? Mở cửa xe ô tô gây tai nạn xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
Pháp luật
Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì? Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay quy định về gì?
Pháp luật
Quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau mới nhất 2025? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn giao thông đường bộ
38 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào