Lập quy hoạch di tích được thực hiện dựa trên căn cứ nào? Bản đồ trong hồ sơ quy hoạch di tích được lập với tỷ lệ bao nhiêu?
Lập quy hoạch di tích được thực hiện dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 166/2018/NĐ-CP, căn cứ của việc lập quy hoạch di tích được quy định như sau:
"Điều 9. Nội dung quy hoạch di tích
1. Căn cứ lập quy hoạch di tích bao gồm:
a) Văn bản pháp luật có liên quan đến quy hoạch;
b) Những nội dung có liên quan được nêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương có di tích đã được phê duyệt;
c) Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích đã được phê duyệt;
d) Quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích;
đ) Ý kiến tổ chức, cá nhân có liên quan; cộng đồng dân cư nơi có di tích."
Bản đồ trong hồ sơ quy hoạch di tích được lập với tỷ lệ bao nhiêu?
Bản đồ trong hồ sơ quy hoạch di tích được lập với tỷ lệ bao nhiêu? (Nguồn ảnh: Internet)
Căn cứ Điều 10 Nghị định 166/2018/NĐ-CP có quy định thành phần hồ sơ quy hoạch di tích cụ thể như sau:
"Điều 10. Hồ sơ quy hoạch di tích
Hồ sơ quy hoạch di tích gồm:
1. Tờ trình thẩm định hoặc phê duyệt quy hoạch di tích theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Báo cáo thuyết minh tổng hợp.
3. Bản đồ:
a) Bản đồ vị trí di tích và mối liên hệ với di tích khác trong khu vực nghiên cứu quy hoạch, tỷ lệ 1:5.000 - 1:15.000;
b) Bản đồ hiện trạng về sử dụng đất, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và bản đồ quy hoạch xây dựng khu vực đã được phê duyệt, tỷ lệ 1:2.000;
c) Bản đồ xác định khu vực bảo vệ và cắm mốc giới di tích; khu vực cần giải tỏa vi phạm di tích, tỷ lệ 1:2.000;
d) Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng; phương án quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và phát huy giá trị di tích, tỷ lệ 1:2.000;
đ) Bản đồ định hướng tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan, xây dựng công trình mới và hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ 1:2.000.
4. Dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch di tích bao gồm các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 9 Nghị định này."
Theo đó, trong hồ sơ quy hoạch di tích gồm có các loại bản đồ sau:
- Bản đồ vị trí di tích và mối liên hệ với di tích khác trong khu vực nghiên cứu quy hoạch
- Bản đồ hiện trạng về sử dụng đất, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và bản đồ quy hoạch xây dựng khu vực đã được phê duyệt
- Bản đồ xác định khu vực bảo vệ và cắm mốc giới di tích; khu vực cần giải tỏa vi phạm di tích
- Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng; phương án quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và phát huy giá trị di tích
- Bản đồ định hướng tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan, xây dựng công trình mới và hạ tầng kỹ thuật
Tỷ lệ của những bản đồ nói trên được điều chỉnh cụ thể theo quy định pháp luật.
Thủ tục thẩm định, phê duyệt đối với nhiệm vụ lập quy hoạch di tích được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 166/2018/NĐ-CP, thủ tục thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích được quy định như sau:
"Điều 12. Thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích
1. Thủ tục thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích:
a) Đối với nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 10 Nghị định này, đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thẩm định.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thẩm định.
Trường hợp chưa nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ;
b) Đối với nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích là di tích cấp tỉnh, Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 9 Nghị định này đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có di tích để thỏa thuận.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thỏa thuận.
Trường hợp chưa nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
[...]"
Như vậy, đối với công tác lập quy hoạch di tích, căn cứ lập quy hoạch cũng như thành phần hồ sơ quy hoạch di tích được quy định cụ thể.
Đồng thời, việc thẩm định, phê duyệt đối với nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích cũng được thực hiện cụ thể theo thủ tục, trình tự nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?