Lật mi dưới do liệt nhánh dưới dây VII, phẫu thuật sửa lật mi thực hiện theo các bước như thế nào? Bệnh nhân được theo dõi khi phẫu thuật như thế nào?
Phẫu thuật sửa lật mi được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục II và Mục III Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật sửa lật mi Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT SỬA LẬT MI
I. ĐẠI CƯƠNG
Lật mi thường xảy ra do sẹo da mi trên, mi dưới hay do liệt dây VII gây ra viêm giác mạc kéo dài và loét giác mạc. Liệt dây VII nhánh chi phối mi dưới gây lật mi dưới nhiều.
Lật mi tuổi già do giảm trương lực dây chằng mi phối hợp mất trương lực cơ vòng mi.
II. CHỈ ĐỊNH
- Lật mi trên hay dưới do sẹo mi.
- Lật mi dưới do liệt dây VII.
- Lật mi dưới tuổi già.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Các tổn thương mới xuất hiện (sẹo mi chưa đủ 6 tháng ổn định, liệt dây VII chưa đủ 3 tháng theo dõi).
- Bệnh lý toàn thân chưa cho phép phẫu thuật.
...
Phẫu thuật sửa lật mi là 1 trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Lật mi thường xảy ra do sẹo da mi trên, mi dưới hay do liệt dây VII gây ra viêm giác mạc kéo dài và loét giác mạc. Liệt dây VII nhánh chi phối mi dưới gây lật mi dưới nhiều.
Lật mi tuổi già do giảm trương lực dây chằng mi phối hợp mất trương lực cơ vòng mi.
Phẫu thuật sửa lật mi được chỉ định khi:
- Lật mi trên hay dưới do sẹo mi.
- Lật mi dưới do liệt dây VII.
- Lật mi dưới tuổi già.
Tuy nhiên, chống chỉ định trong các trường hợp các tổn thương mới xuất hiện (sẹo mi chưa đủ 6 tháng ổn định, liệt dây VII chưa đủ 3 tháng theo dõi) hay bệnh lý toàn thân chưa cho phép phẫu thuật.
Lật mi dưới do liệt nhánh dưới dây VII, phẫu thuật sửa lật mi thực hiện theo các bước như thế nào? (Hình từ Internet)
Lật mi dưới do liệt nhánh dưới dây VII, phẫu thuật sửa lật mi thực hiện theo các bước như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật sửa lật mi Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT SỬA LẬT MI
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm
- Gây tê tại chỗ.
- Gây mê nếu bệnh nhân kém hợp tác.
2. Kỹ thuật
Cách thức phẫu thuật điều trị lật mi tùy thuộc nguyên nhân gây lật mi. Trong bài này chúng tôi mô tả những phương pháp thường được áp dụng là: phẫu thuật lật mi do sẹo, do liệt dây VII và lật mi tuổi già.
...
2.2. Lật mi dưới do liệt nhánh dưới dây VII
Có hai phương pháp hay được áp dụng: căng dây chằng mi trong ngoài và rút ngắn mi theo chiều ngang.
2.2.1. Căng dây chằng mi ngoài hay còn gọi là phương pháp tạo vạt sụn mi dưới
- Gây tê góc ngoài mi.
- Mở góc ngoài mi.
- Cắt nhánh dưới của dây chằng mi ngoài và cầm máu.
- Bộc lộ thành ngoài hốc mắt, bộc lộ màng xương.
- Tạo vạt sụn mi dưới và khâu đính vạt sụn vào màng xương bằng chỉ prolene 5/0.
- Khâu cơ, da theo từng bình diện.
2.2.2. Rút ngắn mi dưới theo chiều ngang hay phương pháp Kuhnt Zymanowski
- Gây tê tại chỗ.
- Rạch da mi dưới toàn mộ chiều dài, cách bờ mi 1mm.
- Cắt mi dưới cả bề dày theo hình ngũ giác.
- Khâu hai mép đường cắt mi.
- Khâu da mi.
...
Như vậy, phẫu thuật sửa lật mi dưới do liệt nhánh dưới dây VII có hai phương pháp hay được áp dụng là căng dây chằng mi trong ngoài và rút ngắn mi theo chiều ngang.
Phương pháp căng dây chằng mi ngoài hay còn gọi là phương pháp tạo vạt sụn mi dưới thực hiện như sau:
- Gây tê góc ngoài mi.
- Mở góc ngoài mi.
- Cắt nhánh dưới của dây chằng mi ngoài và cầm máu.
- Bộc lộ thành ngoài hốc mắt, bộc lộ màng xương.
- Tạo vạt sụn mi dưới và khâu đính vạt sụn vào màng xương bằng chỉ prolene 5/0.
- Khâu cơ, da theo từng bình diện.
Phương pháp rút ngắn mi dưới theo chiều ngang hay phương pháp Kuhnt Zymanowski thực hiện như sau:
- Gây tê tại chỗ.
- Rạch da mi dưới toàn mộ chiều dài, cách bờ mi 1mm.
- Cắt mi dưới cả bề dày theo hình ngũ giác.
- Khâu hai mép đường cắt mi.
- Khâu da mi.
Bệnh nhân được theo dõi khi phẫu thuật sửa lật mi dưới do liệt nhánh dưới dây VII như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật sửa lật mi Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT SỬA LẬT MI
...
VI. THEO DÕI
Bệnh nhân được hẹn khám lại 1 ngày, 2 tuần và 1 tháng sau mổ.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Xuất huyết trước cân vách hốc mắt: theo dõi, chườm lạnh.
- Xuất huyết hốc mắt: theo dõi và dẫn lưu máu tụ hốc mắt nếu cần thiết.
- Còn lật mi hay hở mi: mảnh ghép quá nhỏ phải ghép lại hay căng lại mi dưới.
- Hở lộ mảnh kim loại: lấy mảnh kim loại, đặt lên trên sụn mi, dùng cân cơ thái dương che phủ phía trước tấm kim loại.
Theo quy định trên, bệnh nhân được hẹn khám lại 1 ngày, 2 tuần và 1 tháng sau mổ.
Tải về mẫu giấy hẹn khám lại mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?