Lấy ngày 31 tháng 10 hằng năm là Ngày thành lập Hội bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam đúng không?

Ngày thành lập Hội bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam là ngày 31 tháng 10 hằng năm đúng hay không? Ngày thành lập Hội hằng năm tổ chức các hoạt động gì? Nhà nước có những chính sách nào nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? câu hỏi của anh V (Huế).

Ngày thành lập Hội bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam là ngày 31 tháng 10 hằng năm đúng hay không?

Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam là tổ chức xã hội được thành lập vào ngày 31/10/2018 trên cơ sở tách ra và kế thừa hơn 30 năm hoạt động bảo vệ người tiêu dùng của Hội Khoa học và kỹ thuật về tiêu chuẩn hóa, chất lượng và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

Do đó, ngày 31 tháng 10 hằng năm được lấy là dịp kỷ niệm ngày thành lập Hội bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam.

Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam hoạt động theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Dẫn chiếu đến Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP có giải thích về ngày thành lập, cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Ngày thành lập là ngày có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời bằng văn bản thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
2. Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
3. Ngày hưởng ứng là ngày được xác định thời gian (ngày, giờ) cụ thể, tập trung vào một chủ đề nhất định để tổ chức các hoạt động nhằm kêu gọi cộng đồng hưởng ứng và thể hiện sự đồng tình ủng hộ bằng hành động.
4. Ngày tái lập là ngày đánh dấu sự thành lập lại bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền sau quá trình chia tách, sát nhập, giải thể.
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.

Ngày thành lập Hội bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam là ngày 31 tháng 10 hằng năm đúng hay không?

Ngày thành lập Hội bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam là ngày 31 tháng 10 hằng năm đúng hay không? (hình từ internet)

Ngày thành lập Hội bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam hằng năm tổ chức các hoạt động gì?

Việc tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Hội bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam được quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó năm tròn và năm khác được giải thích tại Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.

Theo đó, Ngày thành lập Hội bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam hằng năm được tổ chức như sau:

(1) Với các năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”:

- Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;

- Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:

+ Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.

- Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.

(2) Với các năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại:

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập. Không tổ chức lễ kỷ niệm.

Kinh phí tổ chức ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.

Nhà nước có những chính sách nào nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Chính sách của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được nêu tại Điều 5 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, cụ thể như sau:

Chính sách của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân chủ động tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân ứng dụng, phát triển công nghệ tiên tiến để sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ an toàn, bảo đảm chất lượng.
3. Triển khai thường xuyên, đồng bộ các biện pháp quản lý, giám sát việc tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
4. Huy động mọi nguồn lực nhằm tăng đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nhân lực cho cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thường xuyên tăng cường tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kiến thức cho người tiêu dùng.
5. Đẩy mạnh hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Như vậy, nhà nước có 05 chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, gồm:

- Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân chủ động tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân ứng dụng, phát triển công nghệ tiên tiến để sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ an toàn, bảo đảm chất lượng.

- Triển khai thường xuyên, đồng bộ các biện pháp quản lý, giám sát việc tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

- Huy động mọi nguồn lực nhằm tăng đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nhân lực cho cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thường xuyên tăng cường tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kiến thức cho người tiêu dùng.

- Đẩy mạnh hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.


Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
Pháp luật
Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
Pháp luật
Doanh nghiệp siêu nhỏ không có trách nhiệm giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng có đúng không?
Pháp luật
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được đại diện cho người tiêu dùng thực hiện khởi kiện vụ án dân sự?
Pháp luật
Người nổi tiếng trên mạng xã hội có phải thông báo cho người dùng việc mình được tài trợ PR sản phẩm không?
Pháp luật
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự có phải chịu án phí không?
Pháp luật
Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, bao gồm các hoạt động nào theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Pháp luật
Mẫu Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm? Khách hàng là người tiêu dùng có những quyền gì?
Pháp luật
Cá nhân hoạt động thương mại độc lập có được từ chối giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương do khác biệt về tiếng nói?
Pháp luật
Phạm vi hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
707 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào