Lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm nhưng có thời gian gián đoạn 03 năm thì có cần đăng ký tổ chức lại hay không?

Ở quê tôi năm nào cũng sẽ tổ chức lễ hội truyền thống. Tuy nhiên, 3 năm vừa qua vì tình hình kinh tế khó khăn, cộng thêm dịch bệnh hoành hành nên việc tổ chức lễ hội dã bị tạm dừng. Năm nay chính quyền địa phương quyết định tổ chức lại. Vậy cho tôi hỏi có cần đăng ký tổ chức lễ hội lại hay không? Có thể phổ biến lại cho tôi về nguyên tắc tổ chức và quyền của người tham gia lễ hội không?

Lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm nhưng có thời gian gián đoạn 03 năm thì có cần đăng ký tổ chức lại hay không?

Lễ hội truyền thống

Lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm nhưng có thời gian gián đoạn 03 năm thì có cần đăng ký tổ chức lại hay không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian), được hiểu là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.

Quy định về đăng ký tổ chức lễ hội được nêu cụ thể tại Điều 9 Nghị định 110/2018/NĐ-CP như sau:

"Điều 9. Đăng ký tổ chức lễ hội
1. Lễ hội phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan trung ương tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp quốc gia) được tổ chức lần đầu.
b) Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 02 tỉnh trở lên tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp khu vực) được tổ chức lần đầu.
c) Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
2. Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên;
b) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp tỉnh) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
3. Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
b) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp huyện) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
c) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp xã được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
d) Lễ hội truyền thống cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm nhưng có thay đổi về cách thức tổ chức, nội dung, địa điểm so với truyền thống."

Dựa vào quy định trên, một số trường hợp lễ hội được tổ chức lại sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên gồm:

- Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài: phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức

- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh: phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức

- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện: phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức

- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp huyện): phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức

- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp xã: phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức

Vì bạn chỉ cung cấp thông tin lễ hội truyền thống ở địa phương mình có thời gian gián đoạn là 03 năm mà không nêu cụ thể là lễ hội truyền thống thuộc cấp tổ chức nào nên bạn có thể đối chiếu với những trường hợp nêu trên để xác định trường hợp của địa phương bạn có cần phải đăng ký tổ chức hay không.

Lễ hội được tổ chức dựa trên nguyên tắc nào?

Nguyên tắc tổ chức lễ hội được quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP bao gồm:

- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.

- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.

- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.

- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.

- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Người tham gia lễ hội có trách nhiệm gì?

Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội được quy định tại Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:

(1) Quyền của người tham gia lễ hội:

- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;

- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;

- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.

(2) Trách nhiệm của người tham gia lễ hội:

- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;

- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;

- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;

- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

Như vậy, pháp luật quy định một số trường hợp cần phải đăng ký tổ chức với cơ quan có thẩm quyền khi gián đoạn từ 02 năm trở lên. Bên cạnh đó, nguyên tắc tổ chức lễ hội cũng như quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội cũng được quy định cụ thể theo các văn bản pháp luật hiện hành.

Lễ hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày vía Quan Âm năm 2024 là ngày nào? Tổng hợp các ngày vía Quan Âm trong năm là những ngày nào?
Pháp luật
Lễ Halloween năm 2023 rơi vào thứ mấy? Halloween có phải ngày lễ chính thống theo pháp luật hiện nay hay không?
Pháp luật
Lễ hội anh hùng Nguyễn Trung Trực diễn ra vào ngày nào? Lễ hội anh hùng Nguyễn Trung Trực diễn ra ở đâu?
Pháp luật
Lễ hội Đền Cổ Loa được tổ chức vào thời điểm nào theo Kế hoạch 24/KH-UBND do Thành phố Hà Nội ban hành?
Pháp luật
Lịch tổ chức Festival Huế 2024 như thế nào? Sẽ có các chương trình, hoạt động nào được diễn ra vào Festival Huế 2024?
Pháp luật
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 tổ chức ở đâu? Địa điểm diễn ra sự kiện Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 thế nào?
Pháp luật
Lễ hội đền Gióng Phù Đổng năm 2024 diễn ra trong thời gian nào? Lễ hội đền Gióng Phù Đổng năm 2024 tổ chức ở đâu?
Pháp luật
Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài là gì? Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài tổ chức tại Việt Nam có cần phải đăng ký không?
Pháp luật
Lễ hội bánh dân gian Nam bộ 2024 diễn ra từ ngày nào? Những hoạt động nào được tổ chức tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2024?
Pháp luật
31 tháng 3 năm 2024 là ngày gì? 31 tháng 3 rơi vào thứ mấy? 31 tháng 3 có phải là ngày lễ lớn trong nước không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ hội
3,780 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lễ hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào