Lễ hội Vía Bà Ngũ Hành Long Thượng ở đâu? Lễ hội Vía Bà Ngũ hành Long Thượng có phải là di sản văn hóa phi vật thể không?
Lễ hội Vía Bà Ngũ Hành là gì? Lễ hội Vía Bà Ngũ Hành Long Thượng ở đâu?
Lễ hội Vía Bà Ngũ Hành là tín ngưỡng dân gian, tục thờ Ngũ Hành Nương Nương – dân gian còn gọi là Bà Ngũ hành, 5 vị phúc thần quyền năng: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; bảo hộ cộng đồng cư dân nông nghiệp trong buổi đầu khai phá vùng đất Nam Bộ.
Lễ hội vía Bà Ngũ hành phản ánh một khía cạnh đời sống tâm linh của cư dân trong vùng và thể hiện ước vọng về cuộc sống no đủ, mùa màng bội thu.
Lễ hội Vía Bà Ngũ Hành Long Thượng là lễ hội truyền thống tại xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Lễ hội Vía Bà Ngũ Hành Long Thượng được tổ chức với nhiều nghi thức trang trọng, thu hút hàng chục ngàn khách hành hương từ các địa phương khác đến cúng, viếng, cầu mong được bình an, hạnh phúc, công việc thuận lợi.
Thông thường, Lễ hội Vía Bà Ngũ Hành Long Thượng được diễn ra vào tháng 1 âm lịch hàng năm.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lễ hội Vía Bà Ngũ Hành Long Thượng ở đâu? Lễ hội Vía Bà Ngũ hành Long Thượng có phải là di sản văn hóa phi vật thể không? (Hình từ Internet)
Lễ hội vía Bà Ngũ hành Long Thượng có phải là di sản văn hóa phi vật thể không?
Theo Quyết định 4205/QĐ-BVHTTDL năm 2014 quy định 26 di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
Số TT | Tên di sản văn hóa phi vật thể | Loại hình | Địa điểm |
1. | Khan (Sử thi) của người Ê Đê | Ngữ văn dân gian | Tỉnh Đắk Lắk |
2. | Ot Ndrong (Sử thi) của người Mnông | Ngữ văn dân gian | Huyện Tuy Đức, huyện Đắk Song, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông |
3. | Hơmon (Sử thi) của người Ba Na | Ngữ văn dân gian | Huyện Đăk Đoa, huyện Đắk Pơ, huyện Kbang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai |
4. | Hơmon (Sử thi) của người Ba Na - Rơ Ngao | Ngữ văn dân gian | Tỉnh Kon Tum |
5. | Kéo co | Tập quán xã hội và tín ngưỡng | Xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh |
6. | Kéo co ngồi | Tập quán xã hội và tín ngưỡng | Phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội |
7. | Kéo mỏ (Kéo co) | Tập quán xã hội và tín ngưỡng | Thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội |
8. | Kéo song (Kéo co) | Tập quán xã hội và tín ngưỡng | Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc |
9. | Lễ hội Đền Trần | Lễ hội truyền thống | Phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định |
10. | Lễ hội Trường Yên | Lễ hội truyền thống | Xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình |
11. | Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam | Lễ hội truyền thống | Phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang |
12. | Lễ hội Lồng tồng Ba Bể | Lễ hội truyền thống | Xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn |
13. | Lễ hội Làng Lệ Mật | Lễ hội truyền thống | Làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội |
14. | Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì đen | Lễ hội truyền thống | Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai |
15. | Đại lễ Kỳ yên Đình Tân Phước Tây | Lễ hội truyền thống | Xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An |
16. | Lễ hội vía Bà Ngũ hành | Lễ hội truyền thống | Xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An |
17. | Lễ làm chay | Lễ hội truyền thống | Thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An |
18. | Lễ hội Rước cộ Bà chợ Được | Lễ hội truyền thống | Xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam |
19. | Múa trống Chhay - dăm | Nghệ thuật trình diễn dân gian | Xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh |
20. | Nghệ thuật The (múa) của người Tày ở Tà Chải | Nghệ thuật trình diễn dân gian | Tỉnh Lào Cai |
21. | Nghề dệt thủ công truyền thống của người Tày | Nghề thủ công truyền thống | Tỉnh Bắc Kạn |
22. | Nghề đóng xuồng, ghe Long Hậu | Nghề thủ công truyền thống | Xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp |
23. | Nghề dệt chiếu lác | Nghề thủ công truyền thống | Huyện Cần Đước, huyện Bến Lức, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An |
24. | Tục cúng việc lề | Tập quán xã hội và tín ngưỡng | Tỉnh Long An |
25. | Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Xá Phó | Tập quán xã hội và tín ngưỡng | Tỉnh Lào Cai |
26. | Tết Sử giề pà của người Bố Y | Tập quán xã hội và tín ngưỡng | Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai |
Theo đó, Lễ hội Vía bà Ngũ hành tại xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được công bố vào năm 2014.
Người lao động có được nghỉ làm tham gia Lễ hội Vía bà Ngũ hành Long Thượng hay không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, ngày Lễ hội Vía bà Ngũ hành không phải là ngày nghỉ lễ, tết của người lao động. Do đó, nếu ngày Lễ hội Vía bà Ngũ hành trùng với ngày làm việc bình thường thì người lao động sẽ không được nghỉ làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết bị giám sát hành trình là gì? Các chức năng của thiết bị giám sát hành trình? Tất cả các loại xe ô tô đều phải lắp thiết bị giám sát hành trình?
- Đăng ký kết hôn 2025 ở đâu, cần giấy tờ gì? Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn 2025 như thế nào?
- Công trình đường bộ bao gồm những gì theo Luật Đường bộ mới? Di chuyển công trình đường bộ trái phép là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm?
- Trung ương Cục miền Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? Vai trò của Trung ương Cục miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?
- Cách thức xếp loại thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp theo Hướng dẫn 90? Thỏa ước lao động tập thể được thực hiện thế nào?